Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1371766
Đang online: 6

          Các bài viết và sưu tầm
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị
04/03/2024 1:26:11 CH

Cải cách hành chính là một trong những nội dung cơ bản của khoa học hành chính. Phần học Quản lý hành chính nhà nước có 09 bài học, bài cuối cùng của phần học này là “Cải cách hành chính ở cơ sở” với những nội dung cải cách hành chính (CCHC) có liên quan đến mọi lĩnh vực quản lý được đề cập ở các bài học trước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986) đã mở ra một thời kỳ phát triển mới có tính chất bước ngoặt của Việt Nam. Từ năm 1986 đến nay, song song với công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, CCHC nhà nước luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và tiến hành một cách kịp thời. Để góp phần hiểu đúng các nội dung của bài học “Cải cách hành chính ở cơ sở”, gắn với chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta về vấn đề CCHC nhà nước, trong phạm vi bài viết, tác giả xin được trao đổi một vài nội dung cần lưu ý khi soạn, giảng bài học này.

Một là, về khái niệm CCHC và CCHC ở cơ sở.

Giáo trình trình bày 03 khái niệm CCHC theo các cách tiếp cận rộng, hẹp và hẹp nhất. Tùy vào cách tiếp cận mà nội hàm của CCHC là khác nhau. Vì vậy, trong quá trình soạn giảng, giảng viên cần phân biệt, chỉ rõ cho học viên hiểu được, ở Việt Nam nói đến CCHC là nói đến hoạt động gì, do chủ thể nào thực hiện.

Theo nghĩa rộng, CCHC là một quá trình thay đổi tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Theo nghĩa này, CCHC hiện diện ở mọi cơ quan, tổ chức cả khu vực công lẫn khu vực tư. Như vậy, hoạt động CCHC sẽ được thực hiện bởi mọi chủ thể từ cơ quan nhà nước, cơ quan của Đảng, các cơ quan của các tổ chức chính trị -xã hội, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp...

Theo nghĩa hẹp, cải cách hành chính là quá trình thay đổi tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ngày càng thích ứng với yêu cầu của sự vận động và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Theo nghĩa này, CCHC do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện. Có nghĩa là, trong bộ máy nhà nước ta, mỗi cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ riêng (TAND có chức năng xét xử, Quốc hội có chức năng lập hiến, lập pháp...), tuy nhiên tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động chấp hành và điều hành (hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong nội bộ để củng cố tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước) nên CCHC được thực hiện trong mọi cơ quan nhà nước. Do vậy, giảng viên cần phân biệt, chỉ rõ cho học viên thấy được sự khác nhau giữa hoạt động CCHC với các hoạt động cải cách tư pháp và cải cách lập pháp do các cơ quan nhà nước thực hiện.

Theo nghĩa hẹp nhất, cải cách hành chính chính là cải cách hành chính nhà nước, đây là quá trình thay đổi thể chế, tổ chức bộ máy, nguồn lực (nhân lực, tài lực và cơ sở vật chất khác) và cách thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công, từ đó phục vụ nhân dân và xã hội ngày một tốt hơn. Theo nghĩa này, hoạt động CCHC do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, CCHC là cải cách các yếu tố, bộ phận cấu thành nền hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam bao gồm: Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện.

Khi đề cập đến hoạt động CCHC ở Việt Nam thì chủ yếu tiếp cận theo nghĩa hẹp nhất, CCHC chính là cải cách nền hành chính nhà nước. Trong bài học này, các nội dung của CCHC nói chung và CCHC ở cơ sở nói riêng gắn với cách tiếp cận về CCHC theo nghĩa hẹp nhất.

Hai là, về yêu cầu đối với CCHC ở cơ sở.

Nội dung của tiểu mục này đòi hỏi, trong quá trình UBND cấp xã triển khai thực hiện các nội dung của chương trình CCHC nhà nước ở cơ sở thì phải đảm bảo 04 yêu cầu mà giáo trình Trung cấp lý luận chính trị phần Quản lý hành chính nhà nước trang 390 - 391 trình bày. Tuy nhiên, với yêu cầu thứ tư, “CCHC ở cơ sở phải thực hiện đồng bộ, trong đó phải hướng đến các nhiệm vụ sau” có những nội dung không thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã, bao gồm các vấn đề sau:

Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính.

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn.

Ba là, về nội dung CCHC ở cơ sở.

Giáo trình trình bày các nhiệm vụ CCHC ở cơ sở theo quy định của Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030 (phần học trước của bài trình bày về nội dung này). Tuy nhiên, có nhiệm vụ giáo trình trình bày đầy đủ các hoạt động mà UBND cấp xã phải thực hiện, có nhiệm vụ giáo trình chỉ trình bày một nội dung cơ bản gắn với cấp xã và đi sâu phân tích về nội dung đó.

(1) Về cải cách thể chế hành chính ở cơ sở: với nhiệm vụ này, giáo trình trang 411- 413 trình bày 4 nội dung, tuy nhiên, nội dung thứ nhất, thứ hai và thứ tư chưa sát với nhiệm vụ cải cách thể chế được đề ra trong Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030. Theo Nghị quyết 76/NQ-CP của Chính phủ, cải cách thể chế tập trung vào hai vấn đề đó là xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Tuy nhiên, gắn với cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ CCHC thể chế UBND cấp xã chỉ tập trung thực hiện nhiệm vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Do vậy, khi giảng dạy, giảng viên cần chỉ rõ để học viên hiểu đúng về nhiệm vụ mà UBND cấp xã phải làm khi tiến hành hoạt động CCHC ở cơ sở.

(2) Về cải cách thủ tục hành chính ở cơ sở: giáo trình chỉ trình bày một nội dung của nhiệm vụ này, đó là việc thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND cấp xã.

(3)Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: giáo trình chỉ trình bày một nội dung của nhiệm vụ này đó là đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính ở cơ sở, đó là UBND cấp xã phải xây dựng quy chế làm việc theo đúng quy định của quy chế mẫu mà Chính phủ đã ban hành và thực hiện đúng như quy chế.

(4) Về cải cách chế độ công vụ, gắn với cấp xã, giáo trình chỉ đề cập một nội dung đó là, chuẩn hóa đội ngũ nhân viên hành chính ở cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, việc chuẩn hóa đội ngũ này thực hiện theo quy định của Nghị định 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (các văn bản mà giáo trình trích dẫn tại trang 417 đều hết hiệu lực thi hành).

Từ các vấn đề đã trình bày ở trên đòi hỏi giảng viên khi giảng nội dung CCHC ở cơ sở, bên cạnh việc trình bày các nội dung như giáo trình đề cập, cần kết nối với nội dung CCHC đã học ở phần trước của bài để học viên nắm được đầy đủ các nhiệm vụ CCHC mà UBND cấp xã phải thực hiện.

Để việc giảng dạy đạt mục tiêu mà bài học xác định, đó là trang bị những kiến thức cơ bản về CCHC, trọng tâm là CCHC ở cơ sở, từ đó giúp học viên nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong quá trình thực hiện CCHC ở cơ sở, vận dụng những kiến thức đã học để chỉ đạo hoặc tham gia vào việc CCHC ở cơ sở, đòi hỏi giảng viên khi lên lớp cần phải làm rõ được khái niệm CCHC và CCHC ở cơ sở, nội dung của CCHC theo Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030, trong đó phải chỉ rõ các nội dung CCHC mà UBND cấp xã phải làm./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1.      Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030.

2.      Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước, Chương trình Trung cấp lý luận chính trị, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2021.

 

                                    Ths.GVC: Đinh Thị Tuyết Nhung

                                                           Khoa Nhà nước và pháp luật



Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về “tự phê bình và phê bình” trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” với hoạt động công tác của bản thân


Chi tiết  
Ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay


Chi tiết  
Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp


Chi tiết  
Đảng bộ huyện Kim Sơn làm tốt công tác dân vận


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com