Ngày
27/10/2023, Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội thảo khoa học “Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh
Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1 theo Quy định số
11-QĐ/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư” nhằm khẳng định và lan toả rộng
rãi những giá trị cốt lõi của văn hoá trường Đảng trong giai đoạn hiện nay. Hội
thảo đã có 14 ý kiến tham luận của cán bộ, giảng viên, học viên các lớp TCLLCT
với những nội dung phong phú, đa dạng, đã mang lại những hiệu quả thiết thực
cho mỗi cán bộ, giảng viên, học viên trong quá trình thực thi nhiệm vụ dạy và học.
Đ/c Phạm Đình Chiến -
Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng trình bày báo cáo đề dẫn hội thảo
Hội thảo đã làm
rõ những vấn đề lý luận về văn hoá trường Đảng:
Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là nơi đào tạo, bồi dưỡng những lớp cán
bộ, đảng viên giữ vai trò lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở
địa phương, để
tạo ra một đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, cần thiết phải xác định, xây dựng và phát triển văn hoá trường Đảng. Những giá trị
văn hóa này khi thấm sâu vào mỗi cán bộ,
giảng viên, đặc biệt là các thế hệ học viên, sẽ có tính lan tỏa từ Trường Chính
trị đến các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị và trong toàn tỉnh, góp phần
quan trọng trong tiến trình phát triển văn hóa Đảng hiện nay.
Xây
dựng văn hoá trường Đảng là cần thiết để nâng cao nhận thức về những giá trị truyền thống, bản sắc
văn hóa trường Đảng, ứng xử văn hóa trong cơ quan, cụ thể hóa những giá trị văn hóa vào các
hoạt động thường xuyên trên các lĩnh vực công tác. Qua đó, góp phần hình thành ở
cán bộ, học viên những tính cách, phẩm chất văn hóa, những quy tắc hành vi, chuẩn
mực nghề nghiệp thể hiện trong giao tiếp, thực thi công vụ, trách nhiệm cá nhân
với mọi người, với công việc, với Đảng, với Tổ quốc, với quê hương gắn liền với
giá trị “chân, thiện, mỹ”, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của đời sống xã hội hiện
tại.
Trong bối cảnh hiện nay, khi các nhiệm vụ chính trị của Trường ngày càng nặng
nề hơn; khi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đang có những
biểu hiện đáng lo ngại và cuộc đấu tranh chống lại sự suy thoái đó đang diễn ra
mạnh mẽ, quyết liệt thì nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong Trường Đảng là rất quan
trọng, trong đó cần đặt biệt quan tâm là văn hóa ứng xử thông qua các mối quan
hệ giữa thầy với trò, giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa đồng chí, đồng nghiệp, giữa đội
ngũ cán bộ, đảng viên với tư cách là học viên khi tham gia học tập, rèn luyện tại
Trường.
Học
viên Trần Quốc Khánh - Lớp TCLLCT tập trung K12 phát biểu tham luận tại Hội thảo
Nhìn nhận và đánh giá việc thực hiện văn hoá ứng xử ở Trường Chính trị tỉnh
Ninh Bình:
Để thực hiện được mục tiêu“Mỗi giảng viên là một tấm gương sáng về đạo
đức, tự học và sáng tạo. Mỗi học viên là một tấm gương sáng trong học tập, tu
dưỡng và rèn luyện”; phát triển văn hóa
trường Đảng chuẩn mực, kiểu mẫu. Ban Giám hiệu luôn quán triệt và thực hiện tốt
nội dung của Quy định văn hóa, xây
dựng tác phong, hình ảnh của cán bộ, giảng viên trong thực thi nhiệm vụ theo
định hướng: nghiêm về giờ giấc; đẹp về trang phục; chuẩn
về phát ngôn; đúng mực trong ứng xử, quyết liệt trong đổi mới
phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học; định hướng, đồng hành và
truyền cảm hứng cho học viên; học viên đóng vai trò làm chủ trong
học tập, rèn luyện, phát triển phẩm chất, năng lực
thể hiện rất rõ trong mối quan hệ:
Ứng xử văn hóa của giảng viên: văn hóa ứng xử chuẩn mực của giảng
viên trong quan hệ công tác thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi từ việc giao tiếp ứng xử với cán bộ
lãnh đạo, quản lý đến thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trên lớp luôn thẳng thắn, trung thực; tôn trọng cán bộ lãnh đạo, quản lý; chấp hành nghiêm sự
phân công, chỉ đạo của cấp trên; trong ứng xử với đồng nghiệp, giảng viên
luôn phối hợp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; giữ vững chuẩn mực, tác phong của nhà
giáo trong giao tiếp, ứng xử với học viên, dù là giảng viên trẻ mới vào nghề
hay là giảng viên đã giảng dạy lâu năm. Khi giao tiếp, trao đổi với học viên; tôn
trọng, lắng nghe ý kiến của học viên, tạo điều kiện tối đa, thuận lợi nhất để học
viên hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Đối với công việc: Giảng viên của nhà trường
luôn đề cao tinh thần tự giác, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ. Mỗi giảng viên luôn có ý thức giữ gìn uy tín, danh dự, hình ảnh của Trường,
của khoa, phòng và bản thân. Nghiêm túc thực hiện kỷ luật phát ngôn; nói, viết
và làm đúng quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết
đấu tranh chống lại những lời nói và việc làm sai trái, xuyên tạc, phản động. Công việc
này được thực hiện thường xuyên gắn với mỗi bài giảng, thể hiện rõ tính chiến đấu
của các bài giảng.
Ứng xử văn hóa của học viên: với truyền thống tôn
sư trọng đạo của dân tộc ta “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, học viên của Trường nhận
thức đúng vị trí của mình, có thái độ, cách thức ứng xử đúng mực, đúng việc. Tôn trọng và chấp hành nghiêm
nội quy, quy định của Nhà trường, quyết định của Ban Giám hiệu; giữ thái độ khiêm tốn, lịch sự khi trao đổi đối với
cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong giao tiếp, ứng xử giữa học viên với học
viên, các thế hệ học viên của nhà trường ở các lớp học
khác nhau luôn chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập; đoàn kết, không gây bè
phái, chia rẽ nội bộ; xây dựng, duy trì sự kết nối giữa các học viên trong lớp,
trong Trường và giữa các thế hệ học viên của Trường.
Những giá trị cốt
lõi của văn hoá trường Đảng được chú trọng thảo luận:
Những giá trị cốt
lõi của văn hoá trường Đảng là sự tích hợp văn hoá dân tộc, văn hoá chính trị của
Đảng ta, văn hóa tổ chức, văn hóa công sở, văn hóa học đường, thể hiện hệ giá
trị văn hóa Đảng trong giai đoạn cách mạng mới. Các giá trị văn hoá ấy hoà quyện
với nhau tạo nên đặc sắc riêng văn hoá trường Đảng. Nó được cụ thể hóa dưới
hình thức các chuẩn mực, quy tắc trong quy chế, quy định văn hoá trường Đảng;
biểu hiện cụ thể trong các quan hệ ứng xử: với công việc, với đồng nghiệp, học
viên, giữa cấp trên với cấp dưới, giữa Trường với các cơ quan, đơn vị, các tổ
chức đoàn thể chính trị - xã hội, với Nhân dân. Trong ứng xử của cán bộ, giảng
viên với công việc là tinh thần, thái độ nghiêm túc, hăng say nghiên cứu khoa học;
là sự tâm huyết với từng bài giảng; cẩn trọng với từng câu chữ; trách nhiệm với
từng lời nói, hành động, tạo sự đồng thuận, nhất quán trong cơ quan, tổ chức.
Trong giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp, với học viên có sự tôn trọng, cầu thị,
hòa nhã, thân tình. Trong mối tương tác giữa
thầy - trò là sự đối thoại, trao đổi, bổ trợ lẫn nhau nhằm làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra…
Một số giải pháp:
Thứ nhất, xây
dựng môi trường làm việc và học tập giàu tính Đảng, tình đồng chí. Đó là một môi trường
làm việc lành mạnh, thân thiện và hiệu quả.
Thứ hai, xây dựng và bổ sung các thiết chế
văn hoá để đáp ứng với các nội dung trong quy định mới của Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh về ứng xử, về trường Chính trị chuẩn và Đề án xây dựng
trường Chính trị chuẩn.
Thứ ba, văn hoá trường Đảng thuộc phạm trù
của văn hoá tổ chức nên việc thực thi các quy định, nguyên tắc ứng xử trong
công việc, trong giao tiếp, trong trang phục thường ngày của mỗi cán bộ, giảng
viên, học viên và người lao động cần tuân thủ nghiêm túc theo quy định; thực
hiện tốt quy chế văn hoá công sở gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Thứ tư, tạo môi trường thi đua học tập, tạo
động lực giúp học viên ra sức nghiên cứu, học tập, coi việc học tập lý luận và
chính trị là một nhiệm vụ quan trọng của mình - là nơi trau dồi đạo đức và tư
cách cách mạng.
Như vậy, thông
qua xây dựng, thực hiện tốt văn hoá trường Đảng, ngoài việc sẽ góp phần gìn giữ
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế còn mang
tính đặc thù của những cán bộ, giảng viên, người lao động của Trường Đảng, thiết
chế truyền bá ý thức hệ của chế độ chính trị, có vai trò trực tiếp trong đào tạo,
bồi dưỡng Lý luận chính trị và rèn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; nơi
phát ngôn của các thông điệp chính trị quan trọng của cấp uỷ, chính quyền địa
phương. Do đó, việc xây dựng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống lành mạnh,
phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ, giảng viên, học
viên là việc làm hết sức quan trọng. Đặc biệt là tạo dựng được môi trường làm
việc, học tập chuyên nghiệp, sáng tạo, dân chủ, kỷ cương, văn minh, hiện đại,
góp phần phấn đấu Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình chuẩn mức 1 năm 2024, cơ bản đạt chuẩn mức 2 trong giai đoạn 2026 -
2030./.
Ths. GVC
Quách Thị Cúc
Phó trưởng khoa Nhà
nước và pháp luật
|