Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1370951
Đang online: 12

          Các bài viết và sưu tầm
Sự phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách xã hội từ khi đổi mới đến nay
24/02/2023 3:07:23 CH

Sự nghiệp đổi mới ở nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đang đi vào chiều sâu và đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với đổi mới tư duy về kinh tế, Đảng từng bước đổi mới việc thực hiện chính sách xã hội (CSXH) với chủ trương tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Hơn 35 năm qua, trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng đã không ngừng nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện ngày càng có hiệu quả các hệ thống CSXH góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội (ASXH).

Trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), trong các văn kiện của Đảng chưa đưa ra khái niệm CSXH mà chỉ đề cập ở những khía cạnh: chính sách tiền lương, thu nhập gắn với quan hệ phân phối trong xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; chính sách đối với các giai cấp, tầng lớp, các giới được đặt trong đường lối giai cấp, đại đoàn kết dân tộc; chính sách dân số, lao động, việc làm, phát triển giáo dục, chăm sóc y tế đặt trong nhóm chính sách giải quyết các nhiệm vụ văn hóa - xã hội... Đặc điểm chủ yếu của CSXH thời kì này là chịu ảnh hưởng của tư tưởng bình quân chủ nghĩa; thực hiện bằng ý chí tuyệt đối của Nhà nước, mang tính chất bao cấp phù hợp với yêu cầu của đất nước trong hoàn cảnh có chiến tranh hoặc xây dựng chủ nghĩa xã hội thời chiến. Nhưng việc kéo dài này đã dẫn tới hậu quả thủ tiêu các hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, "kìm hãm" lực lượng sản xuất khiến nền kinh tế lâm vào khó khăn, khủng hoảng và không đủ các điều kiện vật chất tối thiểu để giải quyết các vấn đề xã hội; triệt tiêu khả năng huy động các nguồn lực khác để thực hiện CSXH. Vì vậy, đòi hỏi Đảng phải đổi mới quan niệm về CSXH và mối quan hệ giữa chính sách kinh tế (CSKT) với CSXH.

Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã đề ra đường lối đổi mới đất nước, trong đó bắt đầu từ đổi mới tư duy lý luận, nhận thức rõ hơn, đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; xác lập mô hình phát triển mới cho đất nước; bổ sung, phát triển lý luận về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong điều kiện mới. CSXH được coi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước; là động lực to lớn, phát huy tính năng động, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng khẳng định: CSXH bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc... coi nhẹ CSXH tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội1. Đây là lần đầu tiên khái niệm CSXH được đề cập trong văn kiện đại hội Đảng với tư cách là một hệ thống chính sách nằm trong tổ hợp chính sách kinh tế - xã hội của quốc gia. Đồng thời, Đảng nhấn mạnh: “Cần có CSXH cơ bản, lâu dài và xác định những nhiệm vụ, mục tiêu phù hợp với yêu cầu, khả năng trong chặng đường đầu tiên2. Bên cạnh vai trò quản lý của Nhà nước, Đại hội đã nhận thức rõ vị trí, vai trò của Nhân dân và các đoàn thể quần chúng đối với việc quản lý và thực hiện CSXH khi khẳng định phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Điều này đã thể hiện một bước phát triển mới so với quan điểm trước đây về chủ thể quản lý phát triển xã hội. Tuy nhiên, thời kì này CSXH vẫn chưa được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó và còn nhiều thiếu sót nên đại bộ phận nhân dân, nhất là cán bộ công chức nhà nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Kế thừa và phát triển quan điểm của Đại hội VI, Đại hội lần thứ VII của Đảng (1991) tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của CSXH, trong đó nổi bật quan điểm về sự thống nhất giữa mục tiêu của CSKT và CSXH – tất cả vì con người: “Mục tiêu của CSXH thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các CSXH, thực hiện tốt CSXH là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế3. Nghị quyết Đại hội cũng nêu ra những phương hướng, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện CSXH: “Huy động mọi khả năng của Nhà nước và của Nhân dân, trung ương và địa phương để cùng nhau giải quyết các vấn đề của CSXH4. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII của Đảng một lần nữa khẳng định mục tiêu to lớn của CSXH là vì con người: “CSXH đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”5.

Trên cơ sở những nhận thức mới về phát triển xã hội được hình thành từ thực tiễn phát triển đất nước sau 10 năm đổi mới, Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đã đề ra những định hướng cơ bản về CSXH trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “Tăng cường kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển... Các vấn đề CSXH đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội6. Sự phát triển nhận thức thể hiện ở các nhiệm vụ trước mắt về CSXH, đó là: tập trung sức tạo việc làm; thực hiện xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo hiểm xã hội và các hoạt động nhân đạo, từ thiện; chăm sóc bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể chất của nhân dân; đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; đẩy lùi tệ nạn xã hội…Các quan điểm cơ bản nêu trên đã định hình tổng thể tư duy lý luận của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội trong thời kỳ đổi mới vừa thích ứng với nhu cầu tạo động lực cho sự phát triển bền vững, vừa hướng tới giá trị công bng và tiến bộ xã hội.

Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001) và các Hội nghị Trung ương Khóa IX đã cụ thể hóa phương thức thực hiện CSXH; xác định rõ vai trò của Nhà nước trong thực hiện CSXH với những nội dung cơ bản: giải quyết CSXH phải gắn liền với quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trong giải quyết các CSXH, Nhà nước vừa là người điều tiết, vừa là nhà đầu tư; coi trọng công bằng trong hưởng thụ các dịch vụ xã hội, đặc biệt là công bằng trong thụ hưởng dịch vụ giáo dục và chăm sóc y tế; xã hội hóa việc giải quyết các vấn đề xã hội. Đồng thời, Đảng ta khẳng định: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường7.

Đại hội lần thứ X của Đảng (2006) bên cạnh việc khẳng định những thành tựu đạt được là cơ bản, đồng thời cũng chỉ rõ những hạn chế trong việc tổ chức thực hiện một số CSXH ở Việt Nam như: kết quả xóa đói giảm nghèo chưa thật vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn lớn; khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng doãng ra; nhu cầu về việc làm ở thành thị và nông thôn chưa được đáp ứng tốt; tội phạm và tệ nạn xã hội có chiều hướng tăng... Để khắc phục tình trạng trên, Đảng chủ trương: Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các CSXH trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc8. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm: “Xây dựng hệ thống ASXH đa dạng; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, tạo cơ hội cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, các chính sách ưu đãi xã hội9. Những vấn đề xã hội đã được Đảng ta nhận thức và giải quyết toàn diện cả ở góc độ mục tiêu và hệ thống giải pháp trong tổng thể các chính sách phát triển, mà ở đó con người thực sự là trung tâm, là động lực và mục tiêu của phát triển xã hội bền vững.

Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011) đã xác định đúng đắn vị trí, vai trò của CSXH đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đồng thời nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Đặc biệt, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã tiếp tục khẳng định CSXH đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách; phát triển hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần10.

Đại hội lần thứ XII (tháng 1-2016), lần đầu tiên Đảng đặt ra quan điểm phát triển xã hội bền vững: “Nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của phát triển xã hội bền vững và quản lý phát triển xã hội đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc11. Đồng thời, Đảng tiếp tục khẳng định mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa CSKT với CSXH: “Gắn kết chặt chẽ CSKT với CSXH, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm để nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước12.

Kế thừa và phát triển các thành quả đạt được trong các kỳ đại hội trước, Đại hội lần thứ XIII của Đảng (năm 2021) đã thể hiện bước tiến mới trong phát triển tư duy lý luận về CSXH, ASXH và quản lý phát triển xã hội: “Thực hiện tốt CSXH, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân13. Mặt khác, Văn kiện Đại hội đã xác lập phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội là một trong 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, trong đó, nhấn mạnh: “Tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, tính bền vững trong các chính sách xã hội, nhất là phúc lợi xã hội, ASXH, an ninh con người14.

Thực tiễn thực hiện mục tiêu phát triển xã hội trong hơn 35 năm qua, với những nỗ lực, cố gắng không ngừng, Đảng đã nhận thức ngày càng cụ thể và đầy đủ hơn tầm quan trọng, mục tiêu và nội dung của việc giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; nhận thức rõ hơn vai trò của CSXH và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Vì vậy, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, góp phần quan trọng vào ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Trong điều kiện hiện nay, cần tiếp tục phát triển tư duy lí luận, nhận thức về CSXH; đảm bảo thực hiện CSXH đúng mục tiêu, đối tượng, hiệu quảphải có những điều kiện cần thiết để CSXH đi vào cuộc sống.

CHÚ THÍCH

1,2 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự Thật, H.1987, tr.86.

3,4 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lộ thứ VII, Nxb Sự Thật, H.1991, tr.144.

5 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lộ thứ VII, Nxb Sự Thật, H.1991tr.139.

6  Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, H. 1996, tr.113-114.

7 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H. 2001, tr.162

8,9 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006, tr.101

10 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr.79

11,12 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016, tr.134-135

13, 14 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, H. 2021, tr.147-148

                              Phạm Thị Hương

                                 GV Khoa Xây dựng Đảng



Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về “tự phê bình và phê bình” trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” với hoạt động công tác của bản thân


Chi tiết  
Ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay


Chi tiết  
Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới


Chi tiết  
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com