Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1371377
Đang online: 14

          Các bài viết và sưu tầm
ĐIỂM NỔI BẬT TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ KHÁNH THIỆN, HUYỆN YÊN KHÁNH
13/09/2016 3:53:20 CH

Xã Khánh Thiện nằm ở phía Đông Bắc của huyện Yên Khánh có diện tích đất tự nhiên 275,68ha. Trước khi bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Khánh Thiện là xã trung bình khá trong huyện. Năm 2010 tổng giá trị sản xuất toàn xã đạt 76.740 triệu đồng, trong đó nông nghiệp đạt 20.380 triệu đồng, chiếm 26,56%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng đạt 37.300 triệu đồng, chiếm 48,61%; thương mại và dịch vụ đạt 19.060 triệu đồng, chiếm 24,84%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm bình quân đạt 16%. Số hộ nghèo toàn xã là 117 hộ, chiếm tỷ lệ 8,48%.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ của toàn thể nhân dân, chỉ sau ba năm, Khánh Thiện đã đạt 19/19 tiêu chí và là một trong 3 xã đầu tiên của tỉnh Ninh Bình đón nhận danh hiệu "Xã đạt chuẩn nông thôn mới” vào năm 2013. Hiện nay, xã đang tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Khánh Thiện đã phát huy được những thế mạnh sẵn có huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và của mọi người dân, với những điểm nổi bật đáng ghi nhận.

Thứ nhất, để có nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã đã xác định rõ ngoài nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước thì nguồn lực chính vẫn phải dựa vào sự đóng góp của nhân dân với phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là cần thiết”. Thực hiện phương châm đó, trước tiên Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện tốt phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Chính điều đó đã tạo nên sự thống nhất trong tư tưởng, sự đồng thuận trong nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Người dân tự nguyện hưởng ứng, tự giác tham gia đóng góp nhân lực, vật lực và trí lực trong quá trình thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.

Qua 3 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, xã Khánh Thiện đã huy động được tổng số vốn trên 170 tỷ đồng, trong đó, ngân sách huyện 1,9 tỷ đồng, ngân sách xã 5,2 tỷ đồng, các chương trình dự án lồng ghép 73 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 68 tỷ đồng và đặc biệt là sự ủng hộ của những người đi làm ăn xa luôn hướng về quê hương. Đây là một nét nổi bật của Khánh Thiện. Có được điều đó, phải kể đến vai trò của Hội đồng hương Khánh Thiện ở khắp mọi miền Tổ quốc. Hng năm, Hội đồng hương xã đều tổ chức các buổi gặp mặt đầy ý nghĩa để con em xa quê nắm bắt được tình hình của quê hương, đồng thời vận động những người thành đạt chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới, làm giàu đẹp nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Thứ hai, Khánh Thiện đã phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương. Khánh Thiện là xã có quỹ đất sản xuất nông nghiệp ít nhất của huyện Yên Khánh, bình quân mỗi khẩu chỉ có từ 0,5-1 sào ruộng. Do đó, để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, xã đã tập trung vào việc phát triển đa dạng các ngành nghề đặc biệt nghề trồng cây cảnh và nghề làm bánh, bún... Doanh thu của các làng nghề truyền thống đạt trên 70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ toàn xã. Đến nay, Khánh Thiện có 02 làng nghề truyền thống cấp Tỉnh là làng nghề Ẩm thực Phong An và làng nghề Trồng cây cảnh Xóm 1.

Ngoài phát triển làng nghề truyền thống, xã Khánh Thiện còn tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, các tổ hợp sản xuất trên địa bàn phát triển như các tổ hợp làm nghề cơ khí, nghề mộc, mây tre đan, vận tải, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng... Với mục tiêu phát triển kinh tế là trọng tâm, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã đã có nhiều sáng kiến để thu hút, tạo nhiều việc làm cho nhân dân; các hộ gia đình tại các làng nghề được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, tham gia các lớp dạy nghề, các hội nghị chuyển giao khoa học kỹ thuật, phát triển các mô hình sản xuất theo gia trại, trang trại... nhằm nâng cao thu nhập. Trong 6 tháng đầu năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của xã Khánh Thiện ước đạt 29,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 4.5%.

Thứ ba, ngoài việc hoàn thành tốt tiêu chí xây dựng đường giao thông nông thôn, xã Khánh Thiện còn có những sáng kiến, sáng tạo, đi trước đón đầu. Đó chính là việc Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xây dựng và thực hiện Đề án đặt tên đường, tên ngõ và đánh số nhà trên toàn địa bàn xã. Đến nay đã có xóm Phong An và 06 tuyến đường trục chính đã hoàn thành xong việc đặt tên đường, tên ngõ và đánh biển số nhà. Theo quy hoạch đô thị của huyện Yên Khánh đến năm 2020 xã Khánh Thiện trở thành đô thị loại V, vì vậy việc đặt tên của một số tuyến đường, gắn biển số ngõ, đánh số nhà vấn đề mang tính tất yếu khách quan và khoa học. Đây là đơn vị đầu tiên trên của huyện Yên Khánh và một trong số ít xã trong tỉnh Ninh Bình hoàn thành xong Đề án đặt tên đường, tên ngõ và biển số nhà. Việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng góp phần tích cực trong thực hiện công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hoá – xã hội; đồng thời góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hoá dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, tình hữu nghị đoàn kết.

Thứ tư, Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, một trong những khó khăn mà các đơn vị thường gặp phải đó chính là thực hiện tiêu chí 17 về môi trường. Tuy nhiên, nhận thức được đúng và đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng của công tác vệ sinh môi trường nông thôn, năm 2012 đã đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải diện tích 7400m2, tổng kinh phí 2,5 tỷ đồng, nguồn vốn từ các chương trình lồng ghép. Bước đầu khu xử lý này chủ yếu là đốt lộ thiên và chôn lấp. Năm 2015, được sự quan tâm của Sở Nông nghiệp &PTNT, Sở khoa học công nghệ tỉnh Ninh Bình, Khánh Thiện được chọn là địa phương làm điểm, xây dựng mô hình xử lý rác thải sinh hoạt bằng lò đốt rác LOSIHO 500 theo công nghệ mới. Từ tháng 6 năm 2015 đến nay công xuất của lò đã đảm bảo xử lý rác thải cho 3 xã Khánh Tiên, Khánh Thiện, Khánh Lợi với khối lượng rác là 5 tấn/ ngày; tiết kiệm chi phí xây dựng 3-4 tỷ đồng cho một xã; khói của lò đốt cơ bản là khói trắng, lượng khói ít và không mùi vị, không ảnh hưởng tới môi trường; việc đốt rác không tốn kém về kinh phí vì tự lò giữ nhiệt, ủ rác và ngày hôm sau khi mở cửa, lò sẽ tự cháy, tiếp tục cho rác vào đốt.

Cũng từ khi lò đốt rác đi vào hoạt động ý thức thu gom nước thải, rác thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn ngày càng nâng cao; các thôn, xóm đã thành lập các tổ thu gom rác và hng tháng tổ chức dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm tạo nên cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp.

Với những cách làm hay, sáng tạo và hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới, diện mạo xã Khánh Thiện đã và đang ngày càng thay đổi, đời sống của nhân dân được cải thiện và từng bước được được nâng cao. Khánh Thiện trở thành một trong những điểm tham quan, học tập kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới của các xã bạn trong và ngoài tỉnh, xứng đáng là đơn vị đi đầu trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Yên Khánh. Để giữ vững và phát huy hiệu quả các tiêu chí, Khánh Thiện đã và đang từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí, góp phần xây dựng một xã nông thôn mới kiểu mẫu, hiện đại, toàn diện, làm cho chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện, đồng thời giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo số 38/BC-UBND ngày 20/11/2013 của Ủy ban nhân dân xã Khánh Thiện về kết quả thực hiện và đề nghị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

[2] Báo cáo số 37/BC-UBND ngày 08/10/2014 của Ủy ban nhân dân xã Khánh Thiện đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020.

                                

          Phạm Thị Hương - Giảng viên phòng NCKH - TTTL



Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về “tự phê bình và phê bình” trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” với hoạt động công tác của bản thân


Chi tiết  
Ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay


Chi tiết  
Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới


Chi tiết  
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com