Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1684978
Đang online: 30

          Các bài viết và sưu tầm
Những chỉ dẫn quý báu từ tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam’’
01/04/2025 3:23:13 CH

Thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học năm 2025, ngày 26/3/2025, Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội thảo khoa học cấp trường: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam – Những chỉ dẫn quý báu về vảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay” nhằm mục đích tuyên truyền và khẳng định nội dung, giá trị lý luận và thực tiễn cũng như những chỉ dẫn quý báu trong tác phẩm về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tác phẩm“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản năm 2022.

Từ khóa: Hội thảo; Cố Tổng Bí thư; chỉ dẫn; chủ nghĩa xã hội; bảo vệ nền tảng

Tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (Tác phẩm) là tập hợp 29 bài viết, bài phát biểu của Cố Tổng Bí thư viết trước, trong và sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Tác phẩm có tầm khái quát lý luận cao, mang ý nghĩa tổng kết thực tiễn sâu sắc về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hội thảo đã thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, khách quan, khoa học. Thông qua Hội thảo, nhiều vấn đề trong Tác phẩm đã được phân tích, làm rõ hơn, nhiều nội dung vận dụng được các tác giả trình bày chi tiết, cụ thể. Hội thảo đã đưa ra nhiều gợi ý cho các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình. Trên tinh thần của Hội thảo, tác giả rút ra một số những vấn đề cốt lõi như sau:

1. Những chỉ dẫn quý báu về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Trong Tác phẩm, Cố Tổng Bí thư nhấn mạnh, “Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, có nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học”1. Với tinh thần ấy, trên cơ sở tổng kết lịch sử phát triển của thế giới đương đại, đặc biệt là chế độ tư bản chủ nghĩa cũng như thực tiễn cách mạng Việt Nam, Cố Tổng Bí thư đã làm rõ, hoàn thiện hơn nhận thức về chủ nghĩa xã hội nói chung và và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Theo đó, chủ nghĩa xã hội là “một xã hội mà sự phát triển thực sự vì con người chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người; đó là một xã hội phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội; đó là một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn chứ không phải sự cạnh tranh “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích phe nhóm; đó là một xã hội hướng tới sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để đảm bảo môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn và hủy hoại môi trường; và đặc biệt đó là xã hội có hệ thống chính trị mà quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân”2. Đây chính là hệ giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội, đã hiện thực hóa mong ước tốt đẹp của toàn thể Nhân dân và đây cũng là mục tiêu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như Đảng, Nhân dân ta lựa chọn và đang kiên trì, kiên định, quyết tâm theo đuổi. Chính vì vậy, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vừa đúng theo quy luật khách quan, phù hợp với xu thế chung của thế giới và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước. Trên cơ sở nhận thức chung, Cố Tổng Bí thư khái quát 8 đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: “Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân Việt Nam đang xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trộng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà  nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”3.

Không chỉ làm rõ lý luận chung về chủ nghĩa xã hội, trong Tác phẩm Cố Tổng Bí thư còn phân tích thực tiễn thực hiện đường lối phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực qua đó làm rõ nét bức tranh về kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh ở Việt Nam hiện nay, làm nổi bật những thành tựu trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Những phân tích cụ thể đó là căn cứ thực tiễn sắc bén cung cấp cho người đọc những kiến thức đầy đủ về xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, bản chất tốt đẹp của nó, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân vào chế độ xã hội mới, xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, chúng ta có thêm cơ sở để đấu tranh, phản bác lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

2. Gợi ý cho việc vận dụng nội dung Tác phẩm vào thực tiễn giảng dạy và công tác của cán bộ, giảng viên, học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình

Thứ nhất, một số ý nghĩa phương pháp luận có thể rút ra và vận dụng vào thực tiễn công tác

Trong quá trình làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Cố Tổng Bí thư cũng thể hiện rõ nguyên tắc: việc phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn phải luôn trên cơ sở kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và bám sát thực tiễn sống động: “luôn kiên định, vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin – học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động”4;“Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào sơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống”5.

Từ những chỉ dẫn trong Tác phẩm, áp dụng vào thực tiễn chính là cần phải đảm bảo nguyên tắc gắn lý luận với thực tiễn. Trên cơ sở bám sát chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, căn cứ vào thực tiễn ở địa phương, cơ quan, đơn vị để triển khai, tổ chức thực hiện cho phù hợp và hiệu quả. Trong giảng dạy và học tập, vừa nghiên cứu lý thuyết, đồng thời phải dùng lý thuyết để soi rọi vào thực tiễn, vận dụng lý thuyết vào từng tình huống cụ thể để làm sáng tỏ những nội dung giảng dạy.

Qua nghiên cứu, vận dụng Tác phẩm, chúng ta có thể học tập tinh thần khách quan, luôn tôn trọng sự thật, thẳng thắn nhìn thẳng vào sự thật của Cố Tổng Bí thư. Chẳng hạn như, khi phân tích làm sáng tỏ tính tất yếu của chế độ xã hội chủ nghĩa, Cố Tổng Bí thư không hề phủ nhận hoàn toàn, mà còn khẳng định tư bản chủ nghĩa có rất nhiều thành tựu đóng góp chung cho tiến bộ của nhân loại; tuy nhiên, dù có tiến bộ nhưng chủ nghĩa tư bản không phải là mục tiêu mà loài người hướng tới, bởi lẽ, tư bản vẫn chứa trong nó những hạn chế, khuyết tật, là một chế độ duy trì tình trạng bất bình đẳng, người bóc lột người, điều mà nhân loại tiến bộ không hề mong muốn. Với cái nhìn khách quan ấy, Cố Tổng Bí thư đã lý giải được thời kỳ quá độ ở Việt Nam là một quá trình đan xen cả cái cũ và cái mới, cả yếu tố của tư bản chủ nghĩa và yếu tố của xã hội chủ nghĩa. Để đi đến chủ nghĩa xã hội hoàn thiện chính là kế thừa, tiếp thu những thành tựu văn minh của nhân loại và phát huy yếu tố nội lực vốn có của Việt Nam.

Vận dụng vào thực tiễn, đòi hỏi mỗi cán bộ, giảng viên, học viên phải quán triệt tốt nguyên tắc khách quan. Đánh giá, nhìn nhận sự việc phải thấy được nhiều mặt của vấn đề, phân tích cái lợi, cái hại để tìm cách phát huy cái lợi, hạn chế những cái hại, mang lại hiệu quả như mong muốn.

Thứ hai, những gợi ý vận dụng cho các phần học trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị

Có thể thấy, Tác phẩm của Cố Tổng Bí thư là nguồn tài liệu quý, đáng tin cậy để giảng viên, học viên có thể vận dụng vào quá trình giảng dạy và học tập của mình. 29 bài viết, mỗi bài viết bài viết đều mang đến cho chúng ta một góc nhìn riêng biệt về một lĩnh vực trong một chỉnh thể mang tính khái quát cao về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về thực tiễn hơn 35 năm đổi mới của đất nước. Giảng viên có thể khai thác từng nội dung phù hợp với từng phần học trong chương trình TCLLTC. Chẳng hạn, khi giảng dạy Bài 7 “Học thuyết hình thái kinh tế xã hội” (phần A.II. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng), sau khi phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa và vận dụng ở Việt Nam, giảng viên có thể dẫn ra quan điểm của Cố Tổng Bí thư để người học hiểu được thực chất của việc “bỏ qua” chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam: “Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư, tật xấu, những thiết chế, thể chế chính tị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tự, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển tư bản. Đương nhiên việc kế thừa những thành tựu này phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học phát triển”6; hoặc khi giảng dạy Bài 3 “Xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam” (trong phần B2. Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam), giảng viên có thể đưa ra luận cứ  khoa học, đặc sắc về văn hóa của Cố Tổng Bí thư: Việt Nam xây dựngnền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác - nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hộikế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hóa của nhân loại...7 , trong đóTrọng tâm xây dựng và phát triển văn hóa là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”8 để làm sáng tỏ những định hướng cơ bản của Đảng trong lĩnh vực văn hóa mà trọng tâm là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh...

Thứ ba, bài học về tinh thần trách nhiệm đối với mỗi cán bộ, giảng viên và học viên

Nghiên cứu xuyên suốt Tác phẩm, chúng ta có thể thấy được sự trăn trở của Cố Tổng Bí thư với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, là những băn khoăn với câu hỏi thường trực “làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua đó, chúng ta không chỉ thấy được tinh thần yêu nước của Cố Tổng Bí thư mà còn học tập từ Người tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân và Tổ quốc. Vì vậy, ngoài giá trị lý luận và thực tiễn, Tác phẩm còn có tác dụng động viên, khuyến khích cán bộ, đảng viên và Nhân dân phát huy trí tuệ, phẩm chất đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước. Trên tinh thần ấy, mỗi cán bộ, giảng viên và học viên Trường Chính trị Ninh Bình sau khi nghiên cứu, học tập Tác phẩm tự phấn đấu nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với hoạt động giảng dạy, học tập và thực hiện nhiệm vụ  mà cơ quan, đơn vị giao phó, góp phần  xây dựng Nhà trường vững mạnh, xây dựng quê hương, đất nước phồn vinh.

Hội thảo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam – Những chỉ dẫn quý báu về vảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay” khép lại, nhưng những giá trị quý báu của Tác phẩm sẽ tiếp tục được lan tỏa, góp phần nâng cao nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ quan, đơn vị.

Chú thích:

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,. Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2022, tr17, tr.21-22, 24, 37, 37-38, 25, 25, 165.

Giảng viên chính Hà Thu Nga

     Khoa Lý luận cơ sở




Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Một số chỉ dẫn của V.I.lênin về sự kết hợp các mặt đối lập và sự vận dụng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay


Chi tiết  
Chi đoàn Thanh niên Trường Chính trị Ninh Bình thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội điểm Đảng bộ Trường Chính trị Ninh Bình


Chi tiết  
Trường Chính trị Ninh Bình tổ chức đoàn nghiên cứu và học tập kinh nghiệm xây dựng trường chính trị chuẩn mức 2 tại Trường Chính trị Tô Hiệu, thành phố Hải Phòng


Chi tiết  
Ninh Bình - Đẩy mạnh công tác thông tin, xúc tiến du lịch, hỗ trợ du khách


Chi tiết  
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Dân vận” vào thực hiện công tác dân vận giai đoạn hiện nay


Chi tiết  
Lồng ghép việc phản bác các luận điệu sai trái về kết quả cải cách hành hính trong giảng dạy chuyên đề “Cải cách hành chính ở cơ sở” - Chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể - Lễ hội Báo Bản làng Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô


Chi tiết  
Nâng cao chất lượng giảng dạy trung cấp lý luận chính trị góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng


Chi tiết  
Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng Trường chính trị tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn mức 2


Chi tiết  
Kết quả nổi bật về thành lập tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Hoa Lư. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com