Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1371771
Đang online: 3

          Các bài viết và sưu tầm
Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới
25/03/2024 1:43:42 CH

Thời gian qua, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng mạng viễn thông, mạng Internet lừa đảo chiếm đoạt tài sản có nhiều diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, khó phát hiện, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự. Tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm đấu tranh, trấn áp hiệu quả loại tội phạm này trên địa bàn. 

Tội phạm sử dụng công nghệ cao là loại tội phạm mới, đang có xu hướng phát triển, diễn biến hết sức phức tạp, đa dạng và khó lường trên quy mô toàn cầu, là mối đe dọa to lớn đối với sự ổn định, phát triển của các quốc gia và được xác định là một trong những nguy cơ, thách thức lớn nhất của cộng đồng quốc tế. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông, thương mại điện tử… tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao trên địa bàn cả nước diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng, diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, khó phát hiện, hậu quả để lại thường rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh, trật tự xã hội.

Hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao, bao gồm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngày càng diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn gây thiệt hại rất lớn cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Chỉ tính từ đầu năm 2023 đến nay, Bộ Công an đã xử lý gần 800 vụ việc với tổng số tiền thiệt hại lên tới hàng nghìn tỉ đồng. Hoạt động của các sàn giao dịch tiền ảo, tiền mã hóa trở nên phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố vi phạm pháp luật, thu hút số lượng lớn người tham gia với số lượng tiền giao dịch lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng mỗi tháng (1). Tại tỉnh Ninh Bình, từ đầu năm 2021 đến nay đã xảy ra 137 vụ phạm tội xâm phạm về trật tự xã hội liên quan đến đối tượng sử dụng công nghệ cao. Lực lượng Công an đã điều tra, xử lý 133 vụ, 339 đối tượng với những phương thức, thủ đoạn hoạt động chủ yếu là: tổ chức đánh bạc, đánh bạc, cá độ bóng đá trên mạng Internet; lợi dụng hoạt động thương mại điện tử chưa được cấp phép để huy động vốn, kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép; giả danh ngân hàng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông... để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; rao bán số lô, số đề, bằng cấp, giấy phép lái xe giả, tiền giả, sim số đẹp trên mạng; chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội, mạo danh người thân, bạn bè để lừa đảo chiếm đoạt tài sản (2). Đa phần người dân, tổ chức bị lừa đảo là do lòng tham và sự thiếu hiểu biết. Trong những năm tới, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo và công nghệ, viễn thông, dự báo tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tiếp tục diễn biến phức tạp, gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân và tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. 

Mặc dù đã quyết liệt đấu tranh với các loại đối tượng trên không gian mạng và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế công tác này còn gặp nhiều khó khăn. Đây là loại tội phạm “phi truyền thống”, địa bàn hoạt động rộng, không phân biệt biên giới, lãnh thổ, hoạt động suốt ngày đêm, có tính tự động hóa và chuyên nghiệp cao, dễ dàng xóa bỏ dữ liệu điện tử, dấu vết phạm tội khiến việc điều tra, xác minh thông tin gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian, công sức, kinh phí. Nhận thức, kiến thức về pháp luật trên lĩnh vực an ninh mạng, tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao của người dân còn thiếu, không đủ để phòng tránh hoặc biết cách thu thập những thông tin, dữ liệu có giá trị ban đầu để tố giác tội phạm với cơ quan Công an khi trở thành nạn nhân.

Trước tình hình trên, để tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả tội phạm sử dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh, cần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và cảnh báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân biết, cảnh giác, phòng ngừa, tố giác tội phạm; đồng thời tuân thủ đúng quy định của pháp luật liên quan đến sử dụng không gian mạng, không để xảy ra việc vi phạm, phạm tội do thiếu hiểu biết. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao để chủ động phòng ngừa; quán triệt thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thuê bao di động, mạng Internet, mạng xã hội, không để xảy ra các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Hai là, tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước liên quan đến không gian mạng. Chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao tính bảo mật, an toàn máy tính và dữ liệu khi kết nối, truy cập không gian mạng; quán triệt cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và tuyên truyền để nhân dân nâng cao ý thức sử dụng không gian mạng, đặc biệt cảnh giác khi sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến, chia sẻ thông tin cá nhân, đời sống riêng tư, trao thưởng, tặng quà, mua bán hàng hóa, đầu tư tiền điện tử, tiền ảo, chứng khoán, huy động vốn... trên mạng Internet, mạng viễn thông, không để tội phạm lợi dụng hoạt động và trở thành nạn nhân của tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Ba là, Công an tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, cảnh báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao, gắn với xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án điển hình để răn đe và nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân. Chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh làm rõ, xử lý nghiêm các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật trên không gian mạng; nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đấu tranh quyết liệt với tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là đối tượng, đường dây, băng nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, cá độ bóng đá trên không gian mạng với quy mô lớn, liên tỉnh, có yếu tố nước ngoài.

Bốn là, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn, hậu quả của tội phạm sử dụng công nghệ cao để người dân nâng cao nhận thức, ý thức phòng tránh, kịp thời cung cấp thông tin, tố giác tội phạm. Tăng cường quản lý các nội dung quảng cáo đăng tải trên báo chí, môi trường mạng, xuất bản phẩm, quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, thuê bao di động, thuê bao Internet. Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, Internet lưu giữ đầy đủ, chính xác, bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên hạ tầng mạng, không cung cấp dịch vụ có nội dung lừa đảo; chủ động triển khai các biện pháp cảnh báo, hỗ trợ bảo vệ người sử dụng.

Năm là, Phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại cơ sở, kịp thời nắm tình hình, hướng dẫn cho nhân dân các biện pháp phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao, tích cực tố giác tội phạm; xây dựng, duy trì các Hòm thư tố giác tội phạm, số điện thoại “Đường dây nóng”, “Trực ban hình sự”, kịp thời tiếp nhận, xử lý thông tin về tội phạm sử dụng công nghệ cao. Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp làm công tác đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Để công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới hiệu quả góp phần giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cần có sự quyết liệt của các cấp, các ngành, đặc biệt là Công an tỉnh chú trọng nâng cao trình độ cho cán bộ chiến sĩ làm chủ được trang thiết bị, phần mềm chuyên dụng; phát huy tính sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác đấu tranh phòng, chống đối với tội phạm này. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về các phương thức, thủ đoạn phạm tội mới của tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là hành vi lừa đảo qua mạng./.

Tài liệu tham khảo:

 1.https://thanhnien.vn/quyet-liet-phong-chong-toi-pham-cong-nghe-cao 185230909021712967.htm, Quyết liệt phòng chống tội phạm công nghệ cao

 2. Chỉ thị số:01/CT-UBND,  ngày 1 1 tháng 01 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.                                                                         

 

                       TS. GVC Nguyễn Tử Hoài Sơn



Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về “tự phê bình và phê bình” trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” với hoạt động công tác của bản thân


Chi tiết  
Ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay


Chi tiết  
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp


Chi tiết  
Đảng bộ huyện Kim Sơn làm tốt công tác dân vận


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com