Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1371727
Đang online: 6

          Các bài viết và sưu tầm
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp
23/10/2023 2:52:40 CH

Huyện Yên Mô nằm ở phía Nam của tỉnh Ninh Bình, cách Thành phố Ninh Bình 17 km về phía nam, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 110 km, có vị trí địa lý: Phía Đông giáp huyện Kim Sơn và huyện Yên Khánh; phía Tây giáp thành phố Tam Điệp và Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa; phía Nam giáp huyện Hà Trung và huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa; phía Bắc giáp huyện Hoa Lư. Hiện nay, huyện Yên Mô gồm có 16 xã và 01 thị trấn.

Khi tái lập huyện (năm 1994), Yên Mô là huyện thuần nông, cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống thủy lợi xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng được yêu cầu tưới  tiêu cho sản xuất. Đặc biệt trong những năm qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid - 19, dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, tiêu thụ nông sản khó khăn; giá cả không ổn định; đa số hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp; nông dân còn băn khoăn, lo lắng về dịch bệnh, an toàn thực phẩm, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến cuộc sống. Song với quyết tâm tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, cấp ủy, chính quyền huyện Yên Mô đã ban hành và thực hiện đồng bộ nhiều chủ trương, chính sách có tính đột phá nhằm phát triển mạnh mẽ nông nghiệp như: dồn điền, đổi thửa gắn với tổ chức lại đồng ruộng, quy hoạch vùng sản xuất tập trung; mở rộng diện tích lúa chất lượng cao; tập trung đưa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT; phát triển các mô hình hợp tác, liên kết "4 nhà". Các chính sách, giải pháp trên không chỉ tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ mà điều quan trọng là đã làm thay đổi tập quán canh tác, tư duy sản xuất và hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Từ lối sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nay đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đã hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn

Một trong những khâu đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mô lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đó là "Phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và tập trung huy động các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, thôn xóm nông thôn mới kiểu mẫu". Để đạt được mục tiêu này, từ đầu nhiệm kỳ tới nay, huyện Yên Mô đã có nhiều chính sách và triển khai các giải pháp nhằm khuyến khích nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, năm 2022, HĐND huyện Yên Mô đã thông qua Nghị quyết số 04/NQHĐND về việc thông qua Đề án số 04/ĐA-UBND, ngày 14/3/2022 về phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2022- 2025. Cụ thể:

Hiệu quả sản xuất nông nghiệp tăng nhanh:

Với nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, đưa Yên Mô trở thành "thủ phủ" của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Đến nay, toàn huyện có 313,6 ha diện tích cây trồng thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp; chuyển đổi hơn 900 ha trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại, gia trại; trên 70% diện tích gieo cấy bằng lúa chất lượng cao, lúa đặc sản. Năng suất lúa không ngừng tăng lên, bình quân cả năm đạt trên 130 tạ/ha, cao hơn gần 2 lần so với năm 1994; sản lượng lương thực có hạt đạt 81,9 nghìn tấn, tăng trên 40.000 tấn. Giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha canh tác năm 2021 đạt 139 triệu đồng, tăng gần 6 lần so với năm đầu tái lập huyện. Năm 2022, giá trị sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng đạt 145 triệu đồng/ha canh tác, tiêu biểu như: xã Yên Thái, Yên Lâm, Yên Mạc, Yên Phong đã ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tổ chức canh tác luân canh 4 vụ/năm các cây màu có giá trị kinh tế cao với quy mô 80 ha cho giá trị thu hoạch 300 - 350 triệu đồng/ha. Bình quân hàng năm (từ 2018-2022) toàn huyện gieo trồng trên 15.000 ha, trong đó lúa chất lượng cao chiếm 76,4% diện tích, năng suất hàng năm đều tăng.

Năm 2023, tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tiềm năng, lợi thế để nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác. Trong 9 tháng đầu năm 2023, toàn huyện có 106 ha sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ; đã lắp đặt 23.000m2 nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm để trồng các cây trồng có giá trị kinh tế cao, đảm bảo an toàn thực phẩm; duy trì 75 ha mô hình canh tác 4 vụ/năm để sản xuất các cây trồng hàng hóa, liên kết sản xuất có giá trị kinh tế cao. Tổng sản lượng lương thực 9 tháng ước đạt 81.840,4 tấn. Áp dụng các biện pháp nuôi thâm canh trên diện tích đã chuyển đổi. Do đó 9 tháng đầu năm 2023 đã chuyển đổi thêm được 3,7 ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm kết hợp với nuôi thủy sản, nâng tổng diện tích chuyển đổi là 916,1 ha; tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 1.696,36 ha (tăng 2,04 ha so với cùng kỳ năm 2022), sản lượng ước đạt 5.555,46 tấn.

Nhiều mô hình sản xuất mới:

 Nhằm đổi mới phương thức sản xuất và tận dụng quỹ đất nông nghiệp, nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị hàng hóa trên 1 diện tích canh tác trên địa bàn huyện Yên Mô đã thực hiện thời gian qua, tiêu biểu như Hợp tác xã nông nghiệp Vân Trà ở xã Yên Thắng đã mạnh dạn thực hiện chuyển đổi hơn 4 ha đất trồng cây rau màu kém hiệu quả sang trồng cây rau má và bước đầu đã đem lại hiệu quả cao, từ diện tích trồng thử nghiệm đã giúp mỗi hộ gia đình có thu nhập từ 100 triệu đồng, có hộ diện tích lớn cho thu nhập từ 200 đến 300 triệu đồng/năm. So với trồng cây rau màu, thu nhập từ cây rau má tăng gấp nhiều lần. Từ những mô hình chuyển đổi đã đem lại thu nhập khá cho người nông dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, để thực hiện Đề án số 04/ĐA-UBND, ngày 14/3/2022 về phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2022- 2025 có hiệu quả, huyện Yên Mô đã tập trung hỗ trợ 40% kinh phí xây dựng một số mô hình nhà màng, nhà lưới trồng dưa và rau sạch, chủ yếu ở các xã Yên Phong, Yên Từ, Mai Sơn; hỗ trợ 50% chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho 200 ha lúa sản xuất theo phương pháp hữu cơ; hỗ trợ 50% chi phí mua máy ép tách phân. Đến nay, đã có 6 hộ sản xuất được nhận hỗ trợ lắp đặt nhà màng cùng hệ thống tưới tiết kiệm có tổng diện tích 10 nghìn m2, với mức hỗ trợ 300 triệu đồng/1.000m2 nhà màng. Các hộ sản xuất đều xây dựng thành công mô hình ứng dụng nhà màng trồng các cây trồng có giá trị kinh tế cao như: dưa vân lưới, dưa lê Hàn Quốc, dưa Thái Kim... Hiện trên địa bàn huyện có 11 hộ gia đình làm nhà màng, hệ thống tưới tiết kiệm, với trên 26 nghìn m2 để trồng các loại cây có giá trị cao. Giá trị cây trồng đạt được từ 4-4,5 tỷ đồng/ha/năm, cao hơn sản xuất truyền thống từ 20- 25 lần. 

Ngoài ra, nhiều địa phương chuyển đổi đất kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây công nghiệp, cây hàng hóa như: cây dược liệu, cây khoai lang 83 và cây rau, củ, quả chất lượng cao… Từ năm 2018 - 2022 có 38 mô hình được chuyển đổi từ diện tích đất kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây rau mầu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Kinh tế trang trại, gia trại ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Năm 2022, toàn huyện có 16 trang trại, 533 gia trại; các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm được duy trì và đem lại hiệu quả kinh tế cao như: dê núi, bồ  câu pháp, bò lai sinh sản, ong lấy mật, gà, vịt.... tiêu biểu của hội viên nông dân các xã: Mô hình trồng đào phai ở xã Yên Thắng, mô hình nuôi cá nước ngọt trong ao ở xã Khánh Thượng, mô hình nuôi ong lấy mật ở xã Yên Thái, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học và nuôi bò lai sinh sản tại xã Yên Đồng, mô hình nuôi chim bồ câu Pháp tại xã Yên Mạc; mô hình nuôi Dê tại tại xã Yên Thành, mô hình nuôi thỏ và nuôi ốc nhồi tại xã Yên Nhân, Khánh Thịnh; mô hình nuôi chạch sụn tại xã Yên Hoà, Yên Đồng, Yên Mạc... Tiếp tục khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn như: mô hình mây tre đan của hội viên nông dân xã Yên Hưng, Yên Thái; mô hình đan cói, bèo xuất khẩu của hội viên nông dân xã Yên Lâm, Yên Từ, Yên Phong… Trên địa bàn huyện cũng đã hình thành vùng sản xuất rau, quả hàng hóa tập trung, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các xã Yên Phong, Yên Lâm, Yên Thái, Yên Mạc. Toàn huyện có 14 HTX nông nghiệp liên kết với 8 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để liên kết sản xuất từ 450-500 ha khoai tây, ngô ngọt, ớt, đậu tương rau... đảm bảo đầu ra ổn định, nhân dân yên tâm sản xuất. 

Những thành tựu trên lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Yên Mô đã đạt được cho thấy một bức tranh tươi sáng. Những thành quả ấy thật đáng trân trọng, góp phần củng cố tăng thêm niềm tin, ý chí và động lực cho Đảng bộ và nhân dân huyện tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương, thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra trong Đề án "Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn giai đoạn 2022- 2025": đến hết năm 2025, toàn huyện có 1.300 ha lúa trở lên được sản xuất theo hướng hữu cơ; 100 ha rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao; chuyển đổi được 1.000 ha đất cấy lúa kém hiệu quả sang các mô hình canh tác mới; có từ 8-10 trang trại, 10-15 gia trại ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn sinh học, vệ sinh môi trường, từ đó góp phần ổn định kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương Yên Mô, tỉnh Ninh Bình ngày càng giàu mạnh.

-------------------------

1, Báo cáo của Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện Yên Mô khóa VI tại Đại hội Đại biểu Hội Nông dân huyện lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 (tháng 05/2023).

2, Báo cáo số 687/BC-UBND, ngày 05/10/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Yên Mô về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.

 

        Th.S Phạm Bích Hoa

Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng



Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về “tự phê bình và phê bình” trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” với hoạt động công tác của bản thân


Chi tiết  
Ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay


Chi tiết  
Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới


Chi tiết  
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Đảng bộ huyện Kim Sơn làm tốt công tác dân vận


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com