Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1367362
Đang online: 15

          Các bài viết và sưu tầm
Sự trưởng thành của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình sau 6 năm thực hiện Đề án đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở
24/05/2021 4:13:29 CH

Thực hiện Quyết định số 857/QĐ-UBND, ngày 20/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Đề án “Đưa giảng viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2020” (Đề án), Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình xây dựng kế hoạch thực hiện theo giai đoạn và hằng năm. Sau hơn 6 năm triển khai (từ tháng 12/2014 đến hết năm 2020), đội ngũ giảng viên của Trường đã có sự trưởng thành nhanh chóng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Nhà trường.

         Vào thời điểm năm 2014, Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình có 34 giảng viên/52 cán bộ, giảng viên. Trong đó 24/34 giảng viên đời dưới 40 (có 17/34 giảng viên tuổi đời dưới 35). Về thời gian công tác: Từ 5 năm trở xuống có 07 giảng viên; từ trên 5 năm đến dưới 10 năm: 09 giảng viên; từ 10 năm đến dưới 15 năm: 06 giảng viên; từ 15 năm đến dưới 20 năm: 03 giảng viên; từ 20 năm trở lên: 10 giảng viên (trong đó có 5 đ/c trong Ban Giám hiệu, 2 đ/c là trưởng khoa, phòng). Mặc dù được đào tạo chính quy từ các nhà trường, có trình độ đại học, sau đại học, nhưng đa số giảng viên của Trường tuổi đời còn trẻ, tuổi nghề còn ít, một số chuyển từ các trường phổ thông về, chưa trải nghiệm thực tiễn… Với những đòi hỏi chất lượng các bài giảng ngày càng cao từ học viên; với yêu cầu gắn lý luận với thực tiễn của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng…. Những khó khăn đó chính là lo lắng của đội ngũ giảng viên, sự trăn trở của Ban Giám hiệu Nhà trường và đó cũng là một trong những lý do thôi thúc Ban Giám hiệu, trực tiếp là đồng chí Hiệu trưởng đã quyết liệt chỉ đạo xây dựng Đề án đưa giảng viên của Trường đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở. Với sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự ủng hộ của các cơ quan liên quan, Đề án đã được phê duyệt và triển khai thực hiện.

          Mục tiêu của Đề án là xây dựng đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình có trình độ lý luận chính trị vững vàng, có kiến thức thực tiễn phong phú, có khả năng tổng kết thực tiễn để tham mưu cho tỉnh đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh; tạo sự chuyển biến mới trong chất lượng giảng dạy, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, góp phần quan trọng hoàn thành tốt các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

           Căn cứ tuổi đời, tuổi nghề yêu cầu đối với giảng viên có thời gian làm công tác giảng dạy từ  5 năm trở xuống: đi nghiên cứu thực tế 12 tháng; đối với giảng viên có thời gian làm công tác giảng dạy trên 5 năm đến dưới 10 năm: đi nghiên cứu thực tế 6 tháng; đối với giảng viên có thời gian làm công tác giảng dạy từ 10 năm đến dưới 15 năm: đi nghiên cứu thực tế 3 tháng; đối với giảng viên có thời gian làm công tác giảng dạy từ 15 năm đến dưới 20 năm: đi nghiên cứu thực tế 01 tháng. Sau hơn 01 năm triển khai (đến năm 2016), rút kinh nghiệm từ thực tế, để nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án, Ban Giám hiệu yêu cầu giảng viên đi nghiên cứu ở các xã, thị trấn; giảng viên có thời gian giảng dạy từ 10 năm đến 15 năm, thời gian đi nghiên cứu thực tế từ 3 tháng tăng lên 6 tháng (có 2 giảng viên đi nghiên cứu thực tế trong 1 tháng đều đã hoàn thành nên không điều chỉnh thời gian đối với đối tượng này). 

          Trong quá trình thực hiện Đề án, hằng năm Trường đã tổ chức hội nghị sơ kết rút kinh nghiệm để năm sau thực hiện tốt hơn; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy về kết quả thực hiện Đề án; Nhà trường thường xuyên nhận được sự động viên, khích lệ của các đồng chí lãnh đạo tỉnh; nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương nơi giảng viên đến nghiên cứu thực tế. Năm 2018, Trường đã tổ chức được 01 Hội thảo về "Nâng cao chất lượng nghiên cứu thực tế ở cơ sở theo Đề án của giảng viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình" với sự tham gia của thường trực một số huyện ủy, thành ủy, lãnh đạo chủ chốt một số xã, thị trấn có giảng viên đến nghiên cứu thực tế và toàn thể giảng viên của Nhà trường.

           Từ tháng 12/2014 đến hết năm 2020 đã có 29/29 giảng viên là đối tượng đi nghiên cứu thực tế theo Đề án hoàn thành thời gian nghiên cứu thực tế. Đến nay, sau hơn 6 năm thực hiện Đề án, nhìn từ góc độ quản lý, Ban Giám hiệu nhận thấy sự trưởng thành rõ rệt của đội ngũ giảng viên. Những giảng viên năm nào tuổi đời còn rất trẻ, còn e dè, nhút nhát, đến nay cùng với sự lớn lên về tuổi đời, tuổi nghề, qua trải nghiệm, rèn luyện ở cơ sở, qua rèn luyện trong công việc chuyên môn đã từn bước trưởng thành, vững vàng hơn.

          Về chất lượng giảng dạy: Qua thực tiễn ở cơ sở, giảng viên hiểu rõ hơn đối tượng  học viên, vì vậy khi soạn bài, giảng bài, giảng viên biết được họ đang cần kiến thức gì nhất để đầu tư cho nội dung bài soạn, bài giảng; gắn lý luận với thực tiễn đất nước, địa phương. Bài giảng không chỉ còn là lý luận trong giáo trình nữa, mà đã mang hơi thở cuộc sống, cập nhật được thực tiễn của các địa phương trên địa bàn tỉnh, hấp dẫn với học viên hơn; chất lượng, hiệu quả bài giảng nâng cao. Thông qua theo dõi hoạt động chuyên môn, qua ý kiến phản hồi của người học, từ kết quả thao giảng, dự giờ theo kế hoạch, dự giờ đột xuất của Ban Giám hiệu và các kỳ thi giảng viên giỏi cấp khoa, cấp Trường hằng năm, các kỳ thi giảng viên giỏi toàn quốc đã khẳng định kết quả này.

         Đi về cơ sở giảng viên cũng có thêm nhiều mối quan hệ xã hội hơn, họ đã gắn bó với học viên cũ, học viên trong tương lai, có thêm một “ngôi nhà thứ hai” của mình bên cạnh ngôi trường đang công tác, họ có thể quay trở lại cơ sở để lấy tư liệu giảng dạy, cập nhật tình hình và chắc chắn sẽ nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ sở.

          Về ứng xử, phong cách của giảng viên: Đi về cơ sở, giảng viên có điều kiện giao tiếp với nhiều đối tượng, ở nhiều trình độ, lứa tuổi, cá tính khác nhau, giúp giảng viên vượt qua được sư e dè, nhút nhát, đã rất chững trạc, chủ động, tự tin trong giao tiếp với học viên, với lãnh đạo khoa, lãnh đạo Trường. Đó là yêu cầu rất quan trọng, cần có của giảng viên khi đứng trên bục giảng, khi làm công tác chủ nhiệm lớp, trong quan hệ với học viên, giảng viên đã làm chủ mọi tình huống, có cách xử lý, giải quyết phù hợp. Với sự trưởng thành đó, Ban Giám hiệu chưa từng phải giải quyết các vấn đề phức tạp trong mối quan hệ ứng xử giữa giảng viên và học viên.

            Về nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn: Nhiều vấn đề thực tiễn ở cơ sở đã được giảng viên quan sát, nghiên cứu để  viết bài đăng trên Thông tin lý luận và thực tiễn, Trang thông tin điện tử của Trường, báo, tạp chí của địa phương, của Trung ương. Các vấn đề được phát hiện ở cơ sở là căn cứ để giảng viên đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa, cấp trường, từ đó tổng kết, rút ra các bài học, các kinh nghiệm, các giải pháp, đề xuất, kiến nghị với các cấp; hoặc đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa, cấp Trường. Các bài viết, công trình nghiên cứu này là tài liệu nghiên cứu phục vụ giảng dạy, học tập của cán bộ, giảng viên, học viên nhà trường.

            Chặng đường thực hiện Đề án hơn 6 năm của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là khoảng thời gian không dài, nhưng cũng đã đủ để mỗi giảng viên và mỗi cán bộ lãnh đạo quản lý trong Nhà trường cảm nhận được sự trưởng thành, vững vàng rõ rệt của đội ngũ giảng viên. Hôm nay hân hoan nhìn lại đội ngũ, với phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt; biết giúp đỡ, biết lắng nghe, chia sẻ; biết luôn vượt khó, nỗ lực cố gắng để không ngừng tiến bộ...  Để có được điều này, cần phải có sự tâm huyết, quyết liệt trong tham mưu, đề xuất, lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, nhất là người đứng đầu; cần có sự quan tâm tạo điều kiện về vật chất, động viên, khích lệ về tinh thần của các đồng chí lãnh đạo tỉnh; cần có sự say mê, vượt khó của đội ngũ giảng viên đi nghiên cứu thực tế; cần có sự sâu sát của Trưởng các khoa, phòng; cần có sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các địa phương nơi giảng viên đến nghiên cứu thực tế... Sau hơn 6 năm thực hiện, các mục tiêu của Đề án đều đã hoàn thành, góp phần quan trọng xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ngày càng trưởng thành, từng bước đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao./.

                                                          Giang Thị Thoa

                                                                                    Phó Hiệu trưởng



Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay


Chi tiết  
Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới


Chi tiết  
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp


Chi tiết  
Đảng bộ huyện Kim Sơn làm tốt công tác dân vận


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com