Phát triển kinh tế thị trường từ lâu đã được đề cập như là một phương thức
hiệu quả trong chiến lược phát triển của các nước, nhất là đối với những nước
nông nghiệp và là giải pháp hữu hiệu trong cuộc chiến chống đói nghèo theo Mục
tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Với những nước đi lên từ nông nghiệp,
nông thôn và phát triển kinh thế thị trường nông thôn là nhân tố vô cùng quan
trọng trong tiến trình phát triển đất nước. Đặc biệt, để phát triển kinh tế thị
trường nông thôn cần có điều kiện rất quan trọng là quan hệ liên kết “ba bên”
giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình là chủ đề rất được quan tâm ở Việt
Nam trong thời gian gần đây ở cả phương diện lý luận lẫn nghiên cứu thực tiễn.
Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế trọng điểm gồm 11 tỉnh; diện tích
xấp xỉ 21.060 km2, trong đó diện tích nông nghiệp gần 770.000 ha
(chiếm khoảng 3% diện tích đất nông nghiệp cả nước); dân số là 20.992 nghìn người
(2015). Nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng cũng như nông nghiệp cả nước đang
đứng trước cơ hội và thách thức lớn trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Để sản
xuất nông nghiệp đáp ứng được cả thị trường trong nước và thị trường thế giới,
cần thiết phải thiết kế thị trường nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa hiện
đại và bền vững trong chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu.
Chính vì vậy, nâng cao khả năng và hiệu quả liên kết “ba bên” giữa doanh
nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình để phát triển sản xuất hình thành nên chuỗi
giá trị trong nông – lâm – thủy sản, đặc biệt là chuỗi giá trị hàng nông sản là
biện pháp quan trọng để nông sản của đồng bằng sông Hồng đáp ứng thị trường,
thu nhập và đời sống nông dân được nâng cao, kinh tế xã hội phát triển bền
vững.
Để giúp cho cán bộ, giảng viên, học viên có thêm tài liệu tham khảo về vấn
đề này, Phòng NCKH -TT-TL xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách Mối
quan hệ giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình trong phát triển kinh tế
thị trường ở
nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay của Nhà xuất bản Lý luận chính trị, xuất
bản năm 2017, do PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Thanh chủ biên. Cuốn sách có 331 trang với
3 chương:
Chương 1: Khái quát lý luận và thực tiễn về mối quan hệ “ba
bên” giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình trong phát triển kinh tế thị
trường nông thôn.
Chương 2: Thực trạng mối quan hệ “ba bên” giữa doanh
nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình trong phát triển kinh tế thị trường nông thôn
ở đồng bằng sông Hồng.
Chương 3: Giải pháp tăng cường mối quan hệ “ba bên” giữa
doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình trong phát triển kinh tế thị trường
nông thôn ở đồng bằng sông Hồng hiện nay.
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc về
nội dung cuốn sách!
Ninh
Bình ngày 25 tháng 9 năm 2018
|