Tóm tắt: Nhiều năm qua, phong trào thi đua “Cả nước
chung sức xây dựng nông thôn mới”, cùng với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã được phát động, tổ chức thực hiện
sâu rộng, đưa nếp sống văn hóa, văn minh cơ sở chất lượng cao lan tỏa trên khắp
địa bàn tỉnh Ninh Bình, đặc biệt là ở các xã xây dựng nông thôn mới.
Từ khóa: chất lượng, nếp sống văn hóa, văn minh, xã nông
thôn mới (NTM), Ninh Bình.
Những năm qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa nông thôn
gắn kết
chặt chẽ với phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH)
và Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trở thành phong trào rộng lớn,
có sức lan tỏa và thu hút toàn xã hội tham gia. Năm 2010 tỉnh Ninh Bình bắt đầu triển
khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM với xuất phát
điểm khá thấp nhưng
với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành và sự tham gia đồng thuận của người
dân, tháng 12/2015 mức bình
quân toàn tỉnh, số tiêu chí đạt chuẩn/xã là 12,7 tiêu chí (tăng 7,9 tiêu chí/xã
so với năm 2011) được Trung ương xếp vào tốp các tỉnh dẫn đầu trong xây dựng NTM.
Bộ mặt nông thôn Ninh Bình có nhiều đổi mới, khởi sắc văn minh hơn.
Đến tháng 10/2024, toàn tỉnh có 8/8 huyện và thành phố được công nhận đạt
chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, trong đó, huyện Yên Khánh
là huyện đầu tiên của tỉnh Ninh Bình và là một trong 06 huyện đầu tiên của cả
nước được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 119/119 xã được công nhận đạt chuẩn
nông thôn mới, 50/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao,18/119 xã đạt chuẩn
nông thôn mới kiểu mẫu; 599/1.355 thôn, xóm, bản đạt chuẩn thôn (Khu dân cư)
nông thôn mới kiểu mẫu1.
Trên khắp địa bàn tỉnh, diện mạo mới của các xã NTM không
ngừng được đổi thay, khang trang hơn, hiện đại hơn. Trong chiều sâu sự đổi thay
ấy, chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng, bản văn hóa
nâng cao hơn, đi vào thực chất gắn với thực tiễn đời sống Nhân dân, được Nhân
dân tích cực hưởng ứng. Hệ thống thiết chế văn hóa nông thôn được các địa
phương quan tâm đầu tư quy hoạch, xây dựng, nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Bộ máy quản lý thiết chế văn hóa cơ sở ở nông thôn được thành lập, phát huy hiệu
quả công năng các thiết chế văn hóa. Hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa, văn
minh cơ sở được quan tâm thực hiện góp phần xây dựng con người nói chung và người
dân nông thôn có tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa, văn minh; xây dựng
môi trường văn hóa lành mạnh... 100% thôn, xóm, bản đều có quy ước, hương ước của
cộng đồng dân cư. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang,
lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2018, toàn tỉnh có 199.976/230.327 (đạt
86,82%) hộ gia đình nông thôn đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Đến năm
2023, con số này tăng lên 218.034/238.364 (đạt 91,47%). Số lượng thôn,
xóm, bản đạt danh hiệu văn hóa tăng từ 1.222/1.355 (đạt 90,18%) năm 2018
lên 1.322/1.355 (đạt 97,56%) năm 20232...
Thứ nhất, công
tác lãnh đạo, triển khai quán triệt “ý Đảng hợp lòng dân” về tiếp tục xây dựng,
thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh ở các xã xây dựng NTM.
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính
phủ, Tỉnh ủy đã quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức trong hệ thống chính
trị tỉnh Ninh Bình thực hiện nhiều giải pháp, nhiệm vụ về tăng cường thực hiện
nâng cao nếp sống văn hóa, nâng cao chất lượng xây dựng, thực hiện nếp sống văn
hóa, văn minh cơ sở ở các xã xây dựng NTM. Ban cán sự Đảng ủy của Ủy ban nhân
dân (UBND) tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 15/01/2016 về việc
tăng cường chỉ đạo thực hiện nâng cao nếp sống văn hóa và giảm nợ xây dựng cơ bản
ở các xã xây dựng NTM tỉnh Ninh Bình (Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ), Kết luận
số 10-KL/BCSĐ ngày 12/01/2018 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số
05-NQ/BCSĐ (Kết luận số 10-KL/BCSĐ), Nghị quyết số 04-NQ/BCSĐ ngày
08/01/2019 về việc nâng cao chất lượng xây dựng, thực hiện nếp sống văn hóa,
văn minh cơ sở (Nghị quyết số 04-NQ/BCSĐ). Đây là những văn bản thể hiện
đậm nét “ý Đảng hợp lòng dân”.
Để sớm đưa Nghị quyết, Kết luận của Đảng vào cuộc sống, công
tác tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ, Kết luận số 10-KL/BCSĐ,
Nghị quyết số 04-NQ/BCSĐ các cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh
tới cơ sở đã có nhiều hoạt động thiết thực tuyên truyền, vận động đến mọi tầng
lớp Nhân dân thực hiện bằng nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị học tập, lớp
bồi dưỡng, tập huấn, tuyên truyền… Các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh
đã mở nhiều chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền và phản ánh các gương điển
hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân tích cực. Đội thông tin lưu động, Đài truyền
thanh các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn tổ chức đa dạng các hình
thức tuyên truyền cổ động, thu hút sự quan tâm và động viên, cổ vũ, lôi cuốn
người dân tự giác, hăng hái, tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa nói
chung, nếp sống văn hóa, văn minh cơ sở, đặc biệt ở khu vực nông thôn nói riêng.
Tuyên truyền trực quan được đẩy mạnh ở hầu hết các địa bàn dân cư. Việc phổ biến
quán triệt được thực hiện đến cơ sở, đến các hội, đoàn thể quần chúng, các câu lạc
bộ... Vì thế đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của
các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về trách nhiệm và vị
trí, tầm quan trọng của xây dựng NTM; đời sống văn hóa nói chung, nếp sống văn
hóa, văn minh cơ sở, đặc biệt ở các xã trên khắp địa bàn tỉnh.
Thứ hai, việc xây dựng kế hoạch, triển khai và kiểm
tra, giám sát thực hiện các Nghị quyết, Kết luận
Sau khi Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ, Kết luận số 10-KL/BCSĐ,
Nghị quyết số 04-NQ/BCSĐ được ban hành, UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các cơ
quan chuyên môn tham mưu xây dựng và ban hành các kế hoạch để chỉ đạo, thực hiện
các Nghị quyết, Kết luận. Các kế hoạch đề ra mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp cụ thể nâng cao nếp sống văn hóa ở các xã xây dựng NTM tỉnh Ninh Bình; đẩy
mạnh xây dựng, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh cơ sở đảm bảo sát, đúng và
phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
Hằng năm, các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ
tỉnh tới cơ sở đều ban hành kế hoạch, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo triển khai việc
nâng cao nếp sống văn hóa ở các xã xây dựng NTM; đẩy mạnh xây dựng, thực hiện nếp
sống văn hóa, văn minh cơ sở. Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH các cấp ban
hành kế hoạch, văn bản thực hiện các nội dung liên quan; đẩy mạnh công tác phối
hợp chỉ đạo, tổ chức thông qua việc ký kết các chương trình, kế hoạch liên tịch
để nâng cao chất lượng xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh cơ sở. Trong đó, chú
trọng đưa mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống văn hóa vào mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương; nâng cao chất lượng bình xét và
công nhận các danh hiệu văn hóa; gắn việc thực hiện các nội dung của phong trào
với thực tiễn cuộc sống của Nhân dân. Qua đó, tiếp tục tạo sự chuyển biến trong
nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân
dân, tạo tiền đề quan trọng góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản
lý của Nhà nước đối với nhiệm vụ xây dựng NTM, nâng cao chất lượng xây dựng đời
sống, nếp sống văn hóa, văn minh cơ sở đáp ứng yêu cầu nội dung của các Nghị quyết,
Kết luận.
Công tác kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện các Nghị
quyết, Kết luận
được UBND và Ban Chỉ đạo phong trào các cấp thực hiện thường xuyên theo kỳ, năm
và theo giai đoạn, lồng ghép trong kiểm tra Phong trào TDĐKXDĐSVH và Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, kiểm tra kết quả triển khai nhiệm vụ
chuyên môn thuộc quản lí của ngành, đơn vị nhằm đảm bảo các nhiệm vụ được thực
hiện thường xuyên, liên tục; kịp thời chỉ đạo, định hướng đảm bảo thực hiện có
hiệu quả các nội dung của các Nghị quyết, Kết luận.
Sở Văn hóa và Thể thao hằng năm thành lập Đoàn kiểm tra
đánh giá kết
quả thực hiện công tác văn hóa, thể thao và gia đình tại các huyện, thành phố;
kết quả triển khai Phong trào của các địa phương; kiểm tra công tác quản lý và
tổ chức lễ hội dịp đầu xuân và cuối năm; kiểm tra, rà soát hệ thống thiết chế
văn hóa, thể thao cơ sở thông qua việc xác minh mức độ đạt chuẩn các tiêu chí về
văn hóa trong xây dựng NTM... Các sở, ban, ngành, đoàn thể thực hiện hoạt động kiểm
tra, giám sát thông qua việc báo cáo về kết quả triển khai nhiệm vụ theo năm,
theo công việc và theo chu kỳ, giai đoạn và thành lập các Đoàn kiểm tra, giám
sát đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh. UBND các huyện, thành
phố thực hiện kiểm tra, giám sát hằng năm trong quá trình kiểm tra, công nhận
các danh hiệu văn hóa theo quy định.
Qua công tác kiểm tra, đánh giá những kết quả đạt được, kịp
thời phát hiện những tồn tại, khó khăn, bất cập trong triển khai nội dung các
Nghị quyết, Kết luận để có hướng khắc phục, đồng thời đưa ra gợi ý, giải pháp
phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo sự thống nhất công tác hướng
dẫn, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết, Kết luận trên địa bàn tỉnh.
Thứ ba, sự chung sức đồng lòng xây dựng, thực hiện nếp
sống văn hóa, văn minh cơ sở của toàn thể Nhân dân trong tỉnh.
Nhằm tạo xây dựng môi trường văn hóa, xã hội nông thôn lành
mạnh, văn minh. Vận dụng tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huy động
sức mạnh toàn dân, các tầng lớp Nhân dân phấn khởi, hăng hái tham gia và không
ngừng nâng cao chất lượng các phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Khu dân
cư văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Cả nước chung tay
xây dựng nông thôn mới”... , thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang và lễ hội đã tạo nền tảng vững chắc để phát triển văn hóa, văn minh NTM.
Qua đó, nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc, khu
dân cư nông thôn Việt Nam được bảo tồn, phát huy; đạo đức, gia phong của gia
đình, dòng họ cùng văn hóa dân tộc, nông thôn Việt Nam được gìn giữ và trao
truyền.
Phong trào xây dựng thôn, xóm, bản, làng gắn với xây dựng NTM
đã khơi dậy và phát huy tính chủ động, sáng tạo và khả năng của cộng đồng dân
cư trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các phong tục, tập
quán, truyền thống tốt đẹp, xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh đối với từng
người, từng cộng đồng dân cư, thúc đẩy đời sống kinh tế ngày càng ổn định và
phát triển. Hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao nông thôn được quan tâm đầu
tư, xây dựng mới, sửa chữa, cơ sở vật chất, trang thiết bị được bổ sung ngày
càng hoàn thiện; chất lượng tổ chức, hoạt động của các thiết chế văn hoá ngày
càng được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh, bổ ích của
người dân nông thôn. Đến hết năm 2023, có 119/119 xã có Nhà Văn hóa (đạt 100%);
1.355/1.355 thôn, xóm, bản có địa điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng (đạt
100%), trong đó 1.310/1.355 thôn, xóm, bản có Nhà Văn hóa (đạt 96,68%), 45 thôn,
xóm dùng chung Nhà Văn hoá với thôn, xóm liền kề, và tạm sử dụng đình làng và
các công trình công cộng khác của địa phương3.
Có thể thấy rằng, thời gian qua công
tác xây dựng NTM, nếp sống văn hóa, văn minh cơ sở trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình ngày càng được chú trọng phát huy, chất lượng công tác này tiếp tục được nâng
lên về mọi mặt. Những kết quả ấy có được từ rất nhiều những nỗ lực của các cấp,
ngành và Nhân dân toàn tỉnh từ những năm đầu tiên bắt tay vào xây dựng NTM, đặc
biệt là từ năm 2016 đến nay. Tuy nhiên, việc ứng
xử thiếu văn hóa, thiếu ý thức xây dựng, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh vẫn
còn tồn tại ở một bộ phận người dân; hình thức sinh hoạt văn hóa phục vụ người
dân ở một số nơi còn đơn điệu, thiếu hấp dẫn; một số thiết chế văn hóa, trang
thiết bị chưa đồng bộ, kinh phí hoạt động còn hạn chế, hiệu quả hoạt động chưa cao...
vẫn là những cản trở không nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường văn hóa, xã
hội nông thôn lành mạnh, văn minh ở các xã NTM.
Thời gian tới, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng nếp sống
văn hóa, văn minh ở các xã trên địa bàn toàn tỉnh, cần có sự quan tâm chỉ đạo kịp
thời của cấp ủy, chính quyền, sự sát sao, nghiêm túc của các cơ quan chuyên
môn, các tổ chức đoàn thể các cấp và sự tham gia tích cực của người dân trong
suốt quá trình tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận
về xây dựng NTM, xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh nông thôn gắn
với các phong trào, cuộc vận động thi đua yêu nước. Thường xuyên đổi mới hình
thức, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt phương châm hướng về cơ sở,
phát huy nội lực, tinh thần chủ động, sáng tạo ở các cấp, các ngành. Cần có biện
pháp xóa bỏ triệt để tình trạng bình xét các danh hiệu văn hóa còn chạy theo
thành tích. Tăng cường đầu tư kinh phí cho các hoạt động, thiết chế sinh hoạt văn
hóa cơ sở ở nông thôn... Giải quyết tốt những vấn
đề này sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng
văn hoá, con người Ninh Bình phát triển bền vững trong định hướng phát triển trở
thành phố trực thuộc trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỉ,
thành phố sáng tạo./. Nguồn
tài liệu:
1. https://ninhbinh.gov.vn/kinh-te/599-1-355-thon-xom-ban-dat-chuan-thon-nong-thon-moi-kieu-mau-344507
2,3. Báo cáo số 176/BC-UBND ngày
04/9/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình Tổng kết thực hiện Nghị quyết số
05-NQ/BCSĐ ngày 15/01/2016, Kết luận số 10-KL/BCSĐ ngày 2/01/2018, Nghị quyết số
04-NQ/BCSĐ ngày 08/01/2019 của Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh.
ThS.GVC Quách
Thị Ngọc Chính
Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật |