Tin tức > Tin tức tổng hợp   
           Tin tức
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1570667
Đang online: 24

          Tin tức tổng hợp
3 kịch bản cho giàn khoan Hải Dương 981
15/05/2014 1:45:17 CH

         Từng phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh, Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình và nỗ lực hết sức để bảo vệ hòa bình. Nhưng giờ đây, một lần nữa Việt Nam lại phải đối mặt với tình trạng bị "giặc đến nhà", buộc phải hành động kiên quyết theo luật pháp quốc tế.

Giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trên vùng EEZ và thềm lục địa của Việt Nam.


Giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trên vùng EEZ và thềm lục địa của Việt Nam.

Việc chính quyền Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan khổng lồ Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam đã làm sôi sục phản ứng nơi nơi trong người dân đất Việt.

Không chỉ ở trong nước, Việt kiều sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới cũng hờn căm ngút trời trước những hành động xâm phạm và gây hấn trắng trợn của Bắc Kinh ở vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, chính giới, học giả và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới cũng đang một lòng hướng về Biển Đông với tinh thần ủng hộ cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của hơn 90 triệu người dân đất Việt.

Quan điểm chung của dư luận đều cho rằng hành động của Trung Quốc tại Biển Đông là sự xâm lược có chủ đích, thể hiện rõ chủ nghĩa bành trướng bẩn thỉu trước toàn thế giới nhằm thâu tóm Biển Đông, từng bước hiện thực hóa chiến lược “đường 9 đoạn” về mở rộng lãnh thổ, lãnh hải của mình.

Điều không may là Việt Nam nằm ngay cạnh một nước láng giềng tráo trở và ngang ngược.

Trong bài bình luận mới nhất của hãng Xinhua đăng ngày 11/5, Trung Quốc vẫn cố tình "đổi trắng thay đen" khi cho rằng hành động hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 là phù hợp với luật pháp quốc tế và việc tàu Trung Quốc va chạm với tàu cảnh sát biển Việt Nam do lỗi từ phía các tàu Việt Nam.

Trước những hành động phi pháp, ngang ngược và sự lật lọng trong lập luận của Bắc Kinh, giới phân tích đưa ra 3 kịch bản có thể xảy ra ở Biển Đông trong thời gian tới.

Thứ nhất, dưới sự đấu tranh cương quyết nhưng hiệu quả của Việt Nam và sự ủng hộ rộng rãi của dư luận quốc tế, Trung Quốc sẽ phải rút hẳn giàn khoan Hải Dương - 981 ra khỏi khu vực hạ đặt.

Đây là phương án đúng đắn nhất và tốt nhất cho việc giải quyết hòa bình tình hình căng thẳng ở Biển Đông, song điều này sẽ rất khó diễn ra trước ngày 15/8, thời điểm Trung Quốc kết thúc hoạt động khoan thăm dò sau khi đã hạ đặt thành công giàn khoan trị giá 1 tỷ USD.

Thứ hai là Trung Quốc ngang nhiên duy trì hoạt động vĩnh viễn của giàn khoan bất chấp phản đối của Việt Nam và dư luận quốc tế. Đây là kịch bản không mong muốn đối với mọi người dân yêu chuộng hòa bình và những người đề cao sự tuân thủ luật pháp quốc tế.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu giàn khoan Hải Dương-981 không được rút khỏi vị trí hiện nay thì nó không chỉ tạo ra tình trạng căng thẳng kéo dài và gây mất lòng tin trầm trọng giữa hai nước, mà còn làm thay đổi cục diện Biển Đông theo hướng Trung Quốc sẽ “gặm” dần từng vùng biển nằm trong tầm ngắm của nước này, bất chấp luật pháp quốc tế.

Thứ ba, để tránh đẩy căng thẳng vượt khỏi tầm kiểm soát khiến Mỹ có cớ tiến hành các hoạt động can dự trực tiếp, Trung Quốc sẽ tạm thời cho rút giàn khoan nhưng chỉ một thời gian sau sẽ lại triển khai hạ đặt.

Việc hạ đặt và rút giàn khoan sẽ được Trung Quốc tiến hành nhiều lần và tại các địa điểm khác nhau nhằm tạo thành tiền lệ về hình thức hoạt động mới của các “chiến hạm di động” trên Biển Đông.

Ngoài ra, theo thời gian, chiến lược “tiến - lùi” này của Trung Quốc còn nhằm mục đích tạo cho dư luận khu vực và thế giới hình ảnh quen thuộc về các hoạt động xâm chiếm của Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo giới chuyên gia, dù kịch bản nào xảy ra thì Việt Nam - với tư cách là nước bị xâm hại chủ quyền lãnh thổ - cũng sẽ phải có các đối sách tương ứng.

Việt Nam không thể ngồi yên để Trung Quốc lắp đặt cố định giàn khoan, cũng không thể manh động để Bắc Kinh có cớ lấn tới. Một phản ứng quyết liệt nhưng có chừng mực là rất cần thiết vào lúc này để không đẩy tình hình vượt quá giới hạn.

Cụ thể, Việt Nam cần tiếp tục phản đối hành động của Trung Quốc trên tất cả các kênh và cấp độ ngoại giao, kể cả ở kênh cao nhất là giữa nhà nước với nhà nước.

Lực lượng cảnh sát biển phải kiên trì bám trụ thực địa, thực hiện các hoạt động chấp pháp một cách kiềm chế, hòa bình nhưng cương quyết, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà ASEAN đã ký với Trung Quốc năm 2002 và Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông.

Việt Nam tiếp tục đưa các tiếng nói phản kháng lên các diễn đàn khu vực và quốc tế nhằm làm cho thế giới hiểu rõ về những hành động sai trái của Trung Quốc. Qua đó, khiến Bắc Kinh phải trải giá về mặt ngoại giao và "sức mạnh mềm" mà họ đã dày công xây dựng từ hàng chục năm qua.

Trong trường hợp cần thiết, Việt Nam có thể nhờ đến sự trung gian hòa giải quốc tế hoặc thậm chí đưa vụ việc lên tòa án quốc tế để tìm kiếm sự ủng hộ chính thức về mặt pháp lý (giống như Philippines đã làm) đối với các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

                                                                                         Theo Dân trí



Các tin tức   tin tức tổng hợp   khác  

Văn bản số 151/UBND-VP6, V/v tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin trong thời gian bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.


Chi tiết  
Ai thiệt nhiều nhất khi "tăng tuổi làm, giảm lương hưu"?
 “Quỹ BHXH của Việt Nam đang trong tình trạng đáng báo động. Nếu không cải cách kịp thời thì toàn bộ quỹ BHXH sẽ hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2034. Hay nói cách khác, toàn bộ lao động nam của Việt Nam dưới 40 tuổi và lao động nữ dưới 34 tuổi sẽ không được nhận lương hưu sau khi nghỉ hưu”.

Chi tiết  
3 bước đuổi giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam
Trung Quốc giống như một lực sĩ phơi trần cơ bắp trên chính trường quốc tế, nghênh ngang, đe dọa. Họ sẽ không dừng lại chừng nào chưa nhận thấy rủi ro

Chi tiết  
Vụ giàn khoan 981: Thứ trưởng lỡ lời lộ âm mưu thâm độc của Trung Quốc
Trung Quốc sẽ rất "khó nhằn" đối thủ này trên Biển Đông. Không chỉ vì Việt Nam chưa từng bị khuất phục trước cường quyền, mà còn bởi bài học nhãn tiền

Chi tiết  
Người dân ba miền xuống đường phản đối Trung Quốc

Tại Hà Nội, dòng người tập trung trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ngày một đông, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương - 981 khỏi vùng biển Việt Nam. Tại Đà Nẵng, Huế, TP HCM, người dân cùng xuống đường...


Chi tiết  
Vạch mặt giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt Nam

Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là "Hàng không mẫu hạm dầu mỏ" phục vụ cho toan tính hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như chiến lược khai thác dầu khí Biển Đông.


Chi tiết  
Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2014

      Sáng 8/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2014 với chủ đề "Phật giáo góp phần thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc” đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Phật giáo Quốc tế, chùa Bái Đính (Ninh Bình).


Chi tiết  
Hội thảo: "Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các trường chính trị khu vực Bắc Trung bộ"

Sáng ngày 7/4/2014, được sự thống nhất của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa, Trường Chính trị tỉnh đã đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học: "Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các trường chính trị khu vực Bắc Trung bộ".


Chi tiết  
Cầu Long Biên và quá khứ hào hùng của “cây cầu lớn nhất thế giới”

Vào thời điểm mới xây dựng, cầu Long Biên với tên gọi Doumer, dài hơn 2km đã trở thành một trong những cây cầu lớn nhất thế giới, một công trình quan trọng nhất của vùng Viễn Đông.



Chi tiết  
Thêm tài liệu quý về chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Sắc dụ của vua Gia Long huy động tàu thuyền và dân binh làm công vụ cho thấy, từ năm 1815 triều đình Gia Long đã sớm ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo.


Chi tiết  

[1] 2

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






Trang chủ | Tài liệu | Giới thiệu | Lịch công tác | Liên hệ | Đăng nhập
          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com