Tin tức > Tin tức tổng hợp   
           Tin tức
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1367142
Đang online: 20

          Tin tức tổng hợp
Vạch mặt giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt Nam
11/05/2014 12:22:01 CH

Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là "Hàng không mẫu hạm dầu mỏ" phục vụ cho toan tính hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như chiến lược khai thác dầu khí Biển Đông.

Vạch mặt giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt Nam

Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: Dàn khoan HD 981 trên Biển Đông, tháng 5-2012 - Ảnh: Xinhua

Trung Quốc đã tiến thêm một bước trong việc hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như chiến lược khai thác dầu khí Biển Đông khi trong thông báo hàng hải ngày 3/5/2014 của Cục Hải sự Trung Quốc nói rằng giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15 độ 29’58” vĩ Bắc-111 độ 12’06” kinh Đông từ ngày 2-5 đến 15-8-2014. Vị trí này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221km) và cách phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý.

Giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc, nằm trong chiến lược đầu tư khai thác dầu khí ở Biển Đông của nước này.

Tại buổi lễ đặt tên là “Offshore Oil Aircraft Carrier” (Hàng không mẫu hạm dầu mỏ) cho giàn khoan HD 981, Chủ tịch CNOOC Wang Yilin tuyên bố: ‘Thiết bị khoan dầu dưới biển sâu của Trung Quốc đã bắt đầu chuyển động và nó rất cần thiết cho việc thực hiện chiến lược khai thác dầu ngoài khơi của Trung Quốc”.

Sau tuyên bố trên, Hàng không mẫu hạm dầu mỏHD 981 đãbắt đầu hoạt động ở Biển Đông từ ngày 9-5-2012 tại khu vực biển cách Hongkong khoảng 320 km về phía đông nam. Giàn khoan này nằm trong mục tiêu Trung Quốc trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (năm 2005-2010): Chế tạo 6 tàu thuộc 5 chủng loại chuyên lắp đặt công trình dưới biển ở độ sâu 3.000 m nhằm tạo một hạm đội liên hợp với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỉ nhân dân tệ (khoảng 2,3 tỉ USD).

Giàn khoan HD 981 là giàn khoan bán chìm thế hệ sáu, do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sở hữu và điều hành, do Tổng Công ty Dầu mỏ hải dương Trung Quốc và Tập đoàn Công nghiệp tàu thuyền Trung Quốc hợp tác sản xuất với tổng vốn đầu tư 6 tỉ nhân dân tệ (tương đương 19.020 tỉ đồng). Nhiệm vụ chính là khoan giếng thăm dò, khoan giếng sản xuất, hoàn thành giếng khoan và sửa chữa giếng khoan trên biển Đông. Giàn khoan cũng có thể được điều động đến các khu vực biển sâu ở Đông Nam Á và Tây Phi.

Đây là giàn khoan kiểu nửa chìm hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 m, có thể khoan tới độ sâu 12.000 m. Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 20 giàn khoan hoạt động ở độ sâu 3.000 m.

Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 20 giàn khoan hoạt động ở độ sâu 3.000 m như HD 981

Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 20 giàn khoan hoạt động ở độ sâu 3.000 m như HD 981

Giàn khoan HD 981 dài 114 m, rộng 90 m, cao 137,8 m và nặng 31.000 tấn, được thiết kế đủ sức chống bão mạnh cấp 10. Với kích cỡ bằng một sân bóng chuẩn, được trang bị thiết bị hiện đại cùng hệ thống định vị toàn cầu, giàn khoan có đầy đủ hệ thống phục vụ cho 160 công nhân làm việc và nghỉ ngơi.

Chín máy phát điện đủ đáp ứng nhu cầu điện cho một thành phố 200.000 dân. Lượng tiêu hao dầu diesel từ 100 đến 150 tấn/ngày hoặc 200 tấn trong điều kiện mưa bão. Do đó, giàn khoan có trang bị khoang dầu với dung tích 4.500 tấn đủ cho máy phát điện chạy liên tục 30 ngày.

Hệ thống điều khiển tự động hóa tiên tiến của giàn khoan có thể ứng phó các sự cố như van đóng giếng dầu khẩn cấp, thiết bị dừng người máy dưới nước, van đóng điều khiển từ xa thiết bị định vị vật dưới nước bằng siêu âm. Hệ thống cảm ứng sẽ đóng miệng giếng khoan khi xảy ra mất điện toàn diện, hạ áp suất, lưu lượng vượt mức.

Tại khu vực biển sâu dưới 1.500 m, giàn khoan sẽ định vị bằng neo thông qua xích neo của các tàu kéo. Ở độ sâu 1.500-3.000 m, giàn khoan sẽ định vị bằng hệ thống định vị động lực DPS3 (đẳng cấp cao nhất của Tổ chức Hàng hải quốc tế) hoạt động dựa trên định vị vệ tinh. Ước tính mỗi ngày giàn khoan ngốn chi phí từ 981.100 đến 1,5 triệu USD.

Trong ngày hạ thủy giàn khoan HD 981, Tổng Công ty Dầu mỏ hải dương Trung Quốc đã công bố 19 khu vực trên biển Đông sẽ hợp tác với nước ngoài thăm dò và khai thác, trong đó có 6 khu vực ở biển sâu, 3 khu vực ở phía tây và 3 khu vực ở phía đông biển Đông.

Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 20 giàn khoan hoạt động ở độ sâu 3.000 m như HD 981

Dàn khoan HD 981 định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15029’ vĩ độ bắc, 111012’ độ kinh đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - Ảnh: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam

Hơn 1 tháng sau khi giàn khoan HD 981 bắt đầu hoạt động tại Biển Đông, ngày 23-6-2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 26-6-2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã nêu rõ Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế…

Nhu cầu tiêu dùng dầu khí tại Trung Quốc đã tăng vọt khi nước này trong quá trình hiện đại hóa, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Trung Quốc trông chờ vào việc nhập khẩu hơn 55% lượng dầu thô và 20% khí tự nhiên. Con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Từ kế hoạch 5 năm lần thứ 11 đến nay, Trung Quốc đẩy mạnh việc thúc đẩy phát triển chiến lược khai thác dầu mỏ ở khu vực biển sâu và đã đầu tư hàng tỉ nhân dân tệ sản xuất trang thiết bị khai thác dầu mỏ biển sâu loại hình lớn như tàu đặt ống nước sâu, giàn khoan kiểu nửa chìm. Ngành dầu mỏ Trung Quốc chế tạo một loạt giàn khoan hoạt động ở độ sâu 1.000 -1.500 m, 2.000 m, 3.000 m đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ thống sản xuất dầu khí biển sâu phức tạp hơn. Với giàn khoan HD 981, giàn khoan nước sâu độc lập đầu tiên do một công ty Trung Quốc quản lý, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thăm dò tài nguyên dầu khí nước sâu tại Biển Đông.

Biển Đông ước tính có trữ lượng 23 - 30 tỉ tấn dầu và 16 nghìn tỉ mét khối khí tự nhiên. Khoảng 70% trữ lượng dầu khí ở vùng biển giàu tài nguyên này nằm tại 1,54 triệu km2g các khu vực nước sâu. Chu Thụ Vĩ - thành viên Viện Kỹ thuật Trung Quốc - từng đánh giá: "Biển Đông có thể trở thành vùng khoan nước sâu lớn thứ tư thế giới, sau cái gọi là "tam giác vàng" của vùng vịnh Mexico, Brazil và Tây Phi".

Trung Quốc từng đòi các nước láng giềng châu Á ngừng tìm kiếm dầu ở gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thậm chí còn ngang ngược tuyên bố chủ quyền của mình với khu vực giàu tiềm năng dầu khí ởBiển Đông bất chấp tranh chấp với nhiều nước khác.

Theo giới phân tích, việc Trung Quốc ráo riết hoạt động khai thác dầu khí trên Biển Đông được xem như một mũi tên bắn vào nhiều đích, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là muốn khẳng định chủ quyền 80% diện tích biển tại đây theo như yêu sách phi lý đường lưỡi bò 9 khúc. Ngoài ra, nỗ lực thăm dò khai thác các tài nguyên biển, đặc biệt là năng lượng cũng là một mục tiêu quan trọng khi nền công nghiệp của Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh.

                                                                                          Theo Báo Người lao động



Các tin tức   tin tức tổng hợp   khác  

Văn bản số 151/UBND-VP6, V/v tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin trong thời gian bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.


Chi tiết  
3 kịch bản cho giàn khoan Hải Dương 981

Từng phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh, Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình và nỗ lực hết sức để bảo vệ hòa bình. Nhưng giờ đây, một lần nữa Việt Nam lại phải đối mặt với tình trạng bị "giặc đến nhà", buộc phải hành động kiên quyết theo luật pháp quốc tế.


Chi tiết  
Ai thiệt nhiều nhất khi "tăng tuổi làm, giảm lương hưu"?
 “Quỹ BHXH của Việt Nam đang trong tình trạng đáng báo động. Nếu không cải cách kịp thời thì toàn bộ quỹ BHXH sẽ hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2034. Hay nói cách khác, toàn bộ lao động nam của Việt Nam dưới 40 tuổi và lao động nữ dưới 34 tuổi sẽ không được nhận lương hưu sau khi nghỉ hưu”.

Chi tiết  
3 bước đuổi giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam
Trung Quốc giống như một lực sĩ phơi trần cơ bắp trên chính trường quốc tế, nghênh ngang, đe dọa. Họ sẽ không dừng lại chừng nào chưa nhận thấy rủi ro

Chi tiết  
Vụ giàn khoan 981: Thứ trưởng lỡ lời lộ âm mưu thâm độc của Trung Quốc
Trung Quốc sẽ rất "khó nhằn" đối thủ này trên Biển Đông. Không chỉ vì Việt Nam chưa từng bị khuất phục trước cường quyền, mà còn bởi bài học nhãn tiền

Chi tiết  
Người dân ba miền xuống đường phản đối Trung Quốc

Tại Hà Nội, dòng người tập trung trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ngày một đông, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương - 981 khỏi vùng biển Việt Nam. Tại Đà Nẵng, Huế, TP HCM, người dân cùng xuống đường...


Chi tiết  
Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2014

      Sáng 8/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2014 với chủ đề "Phật giáo góp phần thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc” đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Phật giáo Quốc tế, chùa Bái Đính (Ninh Bình).


Chi tiết  
Hội thảo: "Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các trường chính trị khu vực Bắc Trung bộ"

Sáng ngày 7/4/2014, được sự thống nhất của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa, Trường Chính trị tỉnh đã đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học: "Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các trường chính trị khu vực Bắc Trung bộ".


Chi tiết  
Cầu Long Biên và quá khứ hào hùng của “cây cầu lớn nhất thế giới”

Vào thời điểm mới xây dựng, cầu Long Biên với tên gọi Doumer, dài hơn 2km đã trở thành một trong những cây cầu lớn nhất thế giới, một công trình quan trọng nhất của vùng Viễn Đông.



Chi tiết  
Thêm tài liệu quý về chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Sắc dụ của vua Gia Long huy động tàu thuyền và dân binh làm công vụ cho thấy, từ năm 1815 triều đình Gia Long đã sớm ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo.


Chi tiết  

[1] 2

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






Trang chủ | Tài liệu | Giới thiệu | Lịch công tác | Liên hệ | Đăng nhập
          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com