Tóm tắt: Trường Chính trị tỉnh Ninh
Bình tiếp tục xây dựng chuẩn mức 2 sau 03 năm xây dựng và hoàn thành chuẩn mức
1. Nhiệm vụ mới yêu cầu mỗi cán bộ, viên chức phải nêu cao tinh thần gương mẫu,
tiên phong, trách nhiệm nhằm hoàn thành sớm nhất mục tiêu về đích chuẩn mức 2
trước năm 2030.
Từ khoá: trường chính trị chuẩn,
trách nhiệm, cán bộ, viên chức, Ninh Bình.
Nhằm chuẩn hoá, nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn và các hoạt động khác của các
trường chính trị, Ngày 19/05/2021, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định
số 11-QĐ/TW về trường chính trị chuẩn. Nhận thức rõ tầm quan trọng và quyết tâm
thực hiện chuẩn hoá các hoạt động của Nhà trường theo Quy định, Trường Chính
trị Ninh Bình đã sớm bắt tay xây dựng và đến tháng 11/2021, Tỉnh uỷ Ninh Bình
phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình giai
đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” (Kèm theo Quyết định số 355-QĐ/TU,
ngày 17/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Ninh Bình).
Cuối năm 2024, toàn Trường hân hoan, vinh dự và tự hào đón nhận
Bằng công nhận sớm trước 01 năm so với kế hoạch của Đề án và có tên trong tốp
21/63 trường xây dựng thành công Trường Chính trị đạt chuẩn mức 1 trong giai
đoạn 2021-2024. Đây là kết quả xứng đáng cho sự đoàn kết, nỗ lực, cố gắng của
toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động của Nhà trường vì mục tiêu chung,
xây dựng Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình ngày càng vững mạnh, ngang tầm nhiệm
vụ, đáp ứng được yêu cầu của Trung ương, cũng như Tỉnh uỷ giao cho.
Vui mừng bởi thành công xây dựng Trường Chính trị chuẩn mức 1,
nhưng cũng lo lắng bởi ngay sau chuẩn mức 1 là nhiệm vụ phải thực hiện chuẩn mức
2. Hoàn thành được các tiêu chí mức 1 đã khó, song giữ vững chuẩn mức 1 và phấn
đấu đạt được những tiêu chí chuẩn mức 2 còn khó hơn, nặng nề hơn, đặc biệt là
tiêu chí về đội ngũ và nghiên cứu khoa học. Cụ thể:
Một là, tiêu chí về Nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn: ngoài
các chỉ tiêu về tổ chức hội thảo khoa học, xuất bản sách, kết quả nghiên cứu
khoa học được chuyển giao và xây dựng được báo cáo kiến nghị, đề xuất với Tỉnh
uỷ, các cơ quan Trung ương như chuẩn mức 1, chuẩn mức 2 yêu cầu thực hiện ít
nhất 5 đề tài khoa học cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên và tham mưu tổ chức ít
nhất 1 đề tài khoa học cấp bộ, mỗi năm xuất bản ít nhất 4 số bản tin “Thông tin
lý luận và thực tiễn”. Do đó, với kỳ vọng hoàn thành sớm chuẩn mức 2 trước năm
2030 thì trong giai đoạn 2025-2030, mỗi năm Nhà trường ít nhất cần hoàn thành 1
đề tài khoa học cấp tỉnh.
Hai là, tiêu chí về Đội ngũ cán bộ, viên chức:
Đối với Lãnh đạo trường: chuẩn mức 1 chỉ yêu cầu hiệu trưởng hoặc
phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có trình độ tiến sĩ thì chuẩn mức 2 yêu
cầu 100% thành viên Ban Giám hiệu có trình độ tiến sĩ và đồng thời giữ ngạch
giảng viên cao cấp hoặc tương đương (hoặc có trình độ quản lý nhà nước theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng I). Ngoài ra, bổ sung thêm chỉ tiêu lãnh
đạo trường phải xây dựng được mô hình điển hình trong hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn và có mô hình được nhân rộng
trong cụm/khu vực hoặc trong cả nước.
Đối với Trưởng khoa, Phó Trưởng
khoa: chuẩn mức 1 yêu cầu trình độ chuyên môn thạc sĩ thì chuẩn mức 2 yêu cầu
ít nhất 50% có trình độ tiến sĩ, đồng thời giữ ngạch giảng viên cao cấp hoặc
tương đương; chỉ đạo, đề xuất thành công ít nhất 01 đề tài khoa học cấp tỉnh
trở lên.
Bên cạnh đó, chuẩn mức 2 cũng đưa ra tiêu chí: Trưởng
phòng hoặc Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học phải có
trình độ tiến sĩ.
Đối với đội
ngũ giảng viên: chuẩn mức 2 nâng tỉ lệ đội ngũ giảng viên (giảng viên cơ hữu và
giảng viên kiêm nhiệm) từ ít nhất 75% của chuẩn mức 1 lên ít nhất 80%, trong đó
có ít nhất 1 giảng viên cao cấp. Mỗi khoa có ít nhất 1 tiến sĩ (không kể lãnh đạo
khoa).
Như vậy, so với
chuẩn mức 1, chuẩn mức 2 đặt ra những yêu cầu cao hơn, khó hơn cho Nhà trường, đặc
biệt là những yêu cầu mới về số lượng tiến sĩ, giảng viên cao cấp và tăng khối
lượng, công trình nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn.
Xây dựng Trường
Chính trị chuẩn mức 2 là nhiệm vụ chính trị của tỉnh Ninh Bình và cũng là của
toàn thể cán bộ, viên chức Trường Chính trị, đây là công việc không thể trì
hoãn và cũng không thể dừng bước, nghỉ ngơi sau thành công của chuẩn mức 1.
Phát huy những kết quả đã đạt được trong thực hiện chuẩn mức 1, tác giả đề xuất
một số kiến nghị nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, viên chức Nhà
trường trong nhiệm vụ xây dựng Trường đạt chuẩn mức 2 như sau:
Thứ nhất, Nhà
trường cần sớm xây dựng kế hoạch thực hiện đề án xây dựng Trường Chính trị tỉnh
Ninh Bình theo chuẩn mức 2, xác định những thuận lợi, khó khăn, và đưa ra những
giải pháp thực hiện. Cần vạch rõ lộ trình, những bước đi cụ thể để thực hiện
các tiêu chí, đặc biệt là giải quyết những tiêu chí khó về đội ngũ và nghiên cứu
khoa học.
Về phía Lãnh đạo
nhà trường, bên cạnh việc quan tâm, động viên đối với cán bộ, giảng viên đi học
tiến sĩ, cần bồi dưỡng, giúp đỡ, cho giảng viên đảm nhận chủ nhiệm đề tài khoa
học cấp tỉnh, chủ biên (hoặc đồng chủ biên) sách để hướng tới đáp ứng các yêu cầu
tiêu chuẩn của giảng viên cao cấp theo Quyết định số 23592-QĐ/HVCTQGHCM, ngày
26/3/2024 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về sửa đổi, bổ sung Điều
4, Điều 5 Quy chế giảng viên của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên cao cấp, đáp ứng theo yêu cầu của chuẩn
mức 2.
Thứ hai, chuẩn
mức 2 có yêu cầu mỗi trường có ít nhất 10 tiến sĩ, chủ yếu hướng tới đối tượng
là lãnh đạo trường và đội ngũ trưởng/phó khoa. Hiện nay, Nhà trường có 02 đồng
chí trình độ tiến sĩ (bao gồm đồng chí Hiệu trưởng và đồng chí Phó Trưởng khoa Nhà
nước và pháp luật) và 03 đồng chí đang theo học nghiên cứu sinh (bao gồm đồng
chí trưởng phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học và 02 đồng chí giảng
viên). So với đội ngũ hiện tại, để đạt chuẩn mức 2 thì Trường còn thiếu ít nhất
08 tiến sĩ. Do đó, các đồng chí lãnh đạo khoa/phòng mà thời gian công tác còn dài
cần phát huy tinh thần nêu gương, tiên phong trong xây dựng chuẩn mức 2, sớm có
lộ trình đi học tiến sĩ.
Về phía các đồng
chí giảng viên tiếp tục định vị bản thân trong việc xây dựng chuẩn mức 2. Cần
xác định mình là người xây dựng và cũng là người thụ hưởng những lợi ích mà chuẩn
mức 2 đem lại về cơ sở vật chất, cơ hội nâng ngạch, nâng cao trình độ,… với những
quyền lợi tốt hơn. Học tập, nâng cao trình độ là một yêu cầu để đáp ứng chuẩn mức
2, cũng như đảm bảo cho bản thân về vị trí, việc làm. Bởi nếu không đáp ứng được
yêu cầu công việc thì sẽ có người khác thay thế, trong bối cảnh tinh giản biên
chế thì đây là điều không ai muốn. Do đó, đây vừa là quyền lợi và cũng là trách
nhiệm của người cán bộ, viên chức của Trường.
Thứ ba, chuẩn
mức mức 2 đòi hỏi đảm bảo tỉ lệ ít nhất 80% cán bộ, viên chức là giảng viên.
Trong điều kiện tinh giản biên chế, không thể tuyển dụng, bổ sung đội ngũ, Lãnh
đạo nhà trường cần lựa chọn người có năng lực, khuyến khích viên chức hành
chính chuyển ngạch sang giảng viên. Đồng thời, đây cũng là cơ hội cho các đồng
chí ở phòng thử sức với nhiệm vụ mới với quyền lợi tốt hơn.
Xây dựng chuẩn
mức 1 đã khó, nhưng với quyết tâm và đồng lòng, tập thể Nhà trường đã xây dựng
thành công và sớm so với kỳ hạn đặt ra của Đề án. Với bước đà đã tạo ra từ chuẩn
mức 1, đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường cần nâng cao tinh thần, trách nhiệm
với tinh thần “không nói không, không nói khó và không nói có nhưng không làm”,
tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tiên phong nhằm hoàn thành chuẩn mức 2
trong thời gian sớm nhất, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của đất nước
trong giai đoạn mới.
Ths. Quách Đỉnh Phúc
Giảng viên Khoa Lý luận cơ sở
|