Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1355960
Đang online: 3

          Các bài viết và sưu tầm
Một số kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững ở tỉnh Ninh Bình hiện nay
20/01/2022 9:11:10 SA

Giảm nghèo bền vững luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Đây là định hướng xã hội chủ nghĩa quan trọng dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thực hiện quyền con người, nhất là quyền được đảm bảo an sinh xã hội của người dân theo Hiến pháp năm 2013. Cùng với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực của toàn dân, kết quả thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo thời gian qua đã góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá là một trong các nước có tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhất thế giới, đạt được tiến bộ ấn tượng nhất trong các mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam cam kết thực hiện.

Thời gian qua, công tác giảm nghèo bền vững ở Ninh Bình đã được các cấp, các ngành và các địa phương triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả bằng những chương trình, kế hoạch, giải pháp, chính sách hỗ trợ cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn, được nhân dân trong tỉnh đồng thuận. Đặc biệt là Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” và các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung đã mang lại những hiệu quả đáng ghi nhận. Kết quả cụ thể như sau:

- Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện: để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, UBND tỉnh, các huyện, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo, ban hành quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; ban hành văn bản, chính sách đảm bảo đầy đủ, kịp thời như: Nghị quyết số 44/2017/NQ-HĐND, ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước; tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Nghị quyết 45/2017/NQ-HĐND, ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng thuộc hộ nghèo đa chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản khác (không bị thiếu hụt bảo hiểm y tế) trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 08/2018/NQ-HĐND, ngày 17/4/2018 của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; Nghị quyết số 09- NQ/TU, ngày 26/11/2021 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 117/KH-UBND, ngày 16/10/2017 của UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 03-NQ/BCSĐ, ngày 08/01/2019 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác người có công và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 964/QĐ-UBND, ngày 01/9/2021 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ tiền nước sạch sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh và các kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững hàng năm trên địa bàn tỉnh... Các văn bản của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh phù hợp tình hình thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương triển khai thực hiện sâu rộng trong Nhân dân, đặc biệt là đến đối tượng thụ hưởng và tác động tích cực đến công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là:

- Về kết quả giảm nghèo:

Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo: cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 7,46%, cận nghèo 6,62%. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 1,65%, hộ cận nghèo là 2,45% (theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn nghèo đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020).

Kết quả rà soát theo tiêu chí mới (theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều áp dụng giai đoạn 2021-2025): tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh ước 3,0% và tỷ lệ hộ cận nghèo ước 4,0%.

Số xã, thôn đặc biệt khó khăn: giai đoạn 2016-2020, Ninh Bình có 51 thôn và 05 xã đặc biệt khó khăn khu vực dân tộc thiểu số và miền núi; 05 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển. Cuối năm 2020, đã có 46 thôn và 02 xã (xã Cúc Phương huyện Nho Quan và xã Cồn Thoi huyện Kim Sơn) thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn. Đến năm 2021, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II và khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 612/QĐ-UBDT, ngày 16/9/2021 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Ninh Bình không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Như vậy hiện nay, Tỉnh còn 04 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển thuộc huyện Kim Sơn.

- Về thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo:

Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020 là 138,287 tỷ đồng. Trong đó: nguồn vốn Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo: 128,287 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 73,627 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 54,660 tỷ đồng), ngân sách tỉnh đối ứng: 3 tỷ đồng, vốn huy động từ người dân khoảng 7 tỷ đồng (chủ yếu là vốn đối ứng của hộ gia đình được thụ hưởng dự án đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo). Chương trình đã hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại 5 xã bãi ngang huyện Kim Sơn; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho 96 công trình dân sinh, hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo với trên 7.100 hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo; tập huấn nâng cao năng lực cho 1.343 lượt cán bộ và trưởng thôn, người có uy tín, người nghèo tại các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn; tổ chức trên 30 hội nghị đối thoại chính sách tại cơ sở, in phát tờ rơi, treo băng rôn tuyên truyền công tác giảm nghèo; cấp 25 ti vi cho 25 hộ nghèo tại 5 xã đặc biệt khó khăn huyện Kim Sơn; sản xuất 12 chương trình truyền hình, 50 chương trình phát thanh, 450 ấn phẩm tuyên truyền công tác giảm nghèo; tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các ngành các cấp; các sở ngành, hội đoàn thể và các địa phương thực hiện giám sát công tác giảm nghèo theo quy định.

Các chính sách giảm nghèo chung:

Chính sách hỗ trợ về giáo dục: tập trung tới các đối tượng học sinh nghèo, dân tộc thiểu số, học sinh vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và giảm nghèo. Từ năm 2016 - 2021 đã thực hiện hỗ trợ cho trên 85 nghìn lượt học sinh với tổng kinh phí thực hiện trên 97 tỷ đồng. Trong đó: miễn, giảm học phí cho 40 nghìn lượt người với tổng kinh phí trên 25 tỷ đồng; hỗ trợ chí phí học tập cho trên 21 nghìn lượt người với tổng kinh phí trên 20 tỷ đồng; hỗ trợ 1.650 lượt học sinh khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo với tổng kinh phí 11 tỷ đồng; hỗ trợ ăn trưa cho 16.095 trẻ mẫu giáo mầm non với tổng kinh phí trên 25 tỷ đồng; hỗ trợ 3.862 học sinh dân tộc, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí gần 19 tỷ đồng.

Chính sách hỗ trợ về y tế: giai đoạn 2016 – 2021 đã hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho 20 ngàn lượt người nghèo, cận nghèo với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng; hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh cao cho 254 lượt người cận nghèo với tổng kinh phí trên 210 triệu đồng. Đầu tư nâng cấp các Trung tâm Y tế/Bệnh viện đa khoa huyện đạt từ hạng III trở lên, riêng Bệnh viện đa khoa huyện Kim Sơn và huyện Nho Quan đạt hạng II. Đầu tư nâng cấp các trạm y tế xã đạt 75% danh mục trang thiết bị theo quy định của Bộ Y tế; 61 trạm y tế xã được nâng cấp sửa chữa và xây mới.

Chính sách hỗ trợ về tín dụng ưu đãi và hỗ trợ tiền điện, nước sạch: từ năm 2016 – 2021, tổng doanh số cho vay đạt trên 3.000 tỷ đồng, tăng tên 700 tỷ đồng so với giai đoạn 2011 – 2015, với trên 100 ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho hơn 32 ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có vốn để đầu tư phát triển sản xuất và chăn nuôi; trên 2 ngàn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được đi học; xây dựng và cải tạo gần 100 ngàn công trình nước sạch, công trình vệ sinh hợp vệ sinh; giải quyết việc làm cho gần 10 ngàn lao động; xây mới và cải tạo trên 500 ngôi nhà cho hộ nghèo....

Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho trên 200 lượt hộ nghèo, hộ chính sách xã hội đã giúp cho các hộ bớt khó khăn trong cuộc sống. Riêng năm 2021, Ngân sách tỉnh đã cấp trên 5,4 tỷ đồng hỗ trợ tiền nước sạch sinh hoạt cho 15.488 hộ nghèo, hộ cận nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với mức 350.000 đồng/hộ thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2021.

Chính sách đặc thù riêng của tỉnh:

Hỗ trợ y tế: Tỉnh ban hành Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND, ngày 20/1/2014 của UBND tỉnh hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh đồng thời dành nguồn lực đáng kể để hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng. Đến hết năm 2021 cấp 23.022 thẻ bảo hiểm y tế cho người cao tuổi từ 75 tuổi đến dưới 80 tuổi với số tiền 10,95 tỷ đồng; 707.147 thẻ cho người thuộc hộ nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình với tổng số tiền 168,9 tỷ đồng.

Hỗ trợ hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng theo Nghị quyết số 23/2020/NQ-HĐND, ngày 27/5/2020 của HĐND tỉnh: năm 2020 - 2021, toàn tỉnh có 217 hộ được hỗ trợ gần 3,4 tỷ đồng….đảm bảo 100% hộ gia đình có mức sống trung bình trở lên.

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động, đào nghề và giáo dục định hướng: giai đoạn 2018-2021 có 4708 người đi lao động xuất khẩu tại các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và thị trường khác.

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng công tác giảm nghèo bền vững tỉnh Ninh Bình những năm qua chưa thực sự bền vững; đời sống của bộ phận hộ nghèo sau khi thoát nghèo chưa thay đổi đáng kể; còn có hộ tái nghèo; chênh lệch mức sống giữa nhóm người nghèo và hộ có thu nhập cao chưa được thu hẹp; công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về giảm nghèo, công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức; kế hoạch giảm nghèo chưa sát với thực tiễn; nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo còn hạn chế; công tác thông tin báo cáo ở các địa phương còn chậm, độ chính xác chưa cao làm ảnh hưởng chung đến việc lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành thực hiện chương trình giảm nghèo của tỉnh.

Để công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh giai đon 2021-2025 đạt hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đòi hỏi trong những năm tới Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng cả hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh đồng thuận, chung tay, góp sức thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo với phương châm “Không bỏ ai ở lại phía sau”; tiếp tục sát sao, linh hoạt trong công tác rà soát, xác định hộ nghèo để hộ thực sự nghèo được hưởng các chính sách hỗ trợ; các địa phương cần nắm được hoàn cảnh của từng hộ nghèo để có phương pháp hỗ trợ hiệu quả; chủ động nghiên cứu chuẩn nghèo riêng để có chính sách hỗ trợ riêng phù hợp, từ đó nâng cao đời sống cho nhân dân, nhất là đối với các xã vùng đặc biệt khó khăn; việc giám sát thực hiện các chế độ, chính sách cho người nghèo cũng cần được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ hơn...

Như vậy, nghèo đói là một tồn tại của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hiện hữu trong cuộc sống như một yếu tố lịch sử. Đói nghèo đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với mức độ khác nhau, đặc biệt ở các nước lạc hậu, chậm phát triển. Với nguyên tắc: kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội trong mỗi bước đi và trong suốt quá trình phát triển, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng đã nỗ lực triển khai các chính sách giảm nghèo và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy việc đảm bảo quyền an sinh xã hội của người dân. Đây cũng chính là nền tảng quan trọng để đất nước phát triển nhanh và bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo 134/BC-UBND ngày 27/10/2021 của UBND tỉnh Ninh Bình về đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình  giai đoạn 2016-2020 và năm 2021

 

          Giảng viên: Phạm Thị Hương

                                                                    Khoa: Xây dựng Đảng


Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới


Chi tiết  
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp


Chi tiết  
Đảng bộ huyện Kim Sơn làm tốt công tác dân vận


Chi tiết  
Công tác thi hành pháp luật trên địa bàn huyện Gia Viễn và một số kiến nghị


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com