Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1370505
Đang online: 610

          Các bài viết và sưu tầm
Tìm hiểu quan điểm của Lênin về Chủ nghĩa tư bản nhà nước và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới
26/11/2021 9:48:20 SA

Cuối năm 1920, n­ước Nga Xô Viết ra khỏi nội chiến, chuyển sang xây dựng chế độ xã hội mới trong điều kiện hoà bình song với những khó khăn to lớn, hậu quả của chiến tranh đế quốc và nội chiến đã tàn phá nền kinh tế nặng nề, tình hình kinh tế - xã hội rối ren, nông dân ở nhiều nơi tỏ ra bất mãn với chính sách “Cộng sản thời chiến”. Trư­ớc tình hình đó, tháng 3/1921, V.I.Lênin đã vạch ra Chính sách kinh tế mới ( NEP) thay cho Chính sách cộng sản thời chiến, đ­ược trình bày trong tác phẩm “Bàn về thuế lư­ơng thực”. NEP gồm có nhiều nội dung, như: phát triển kinh tế nhiều thành phần; chính sách thuế lương thực; khôi phục và phát triển quan hệ trao đổi sản phẩm giữa nông nghiệp và công nghiệp;… Song phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước được xác định là linh hồn của NEP trong xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa.

Dựa trên quan điểm của C.Mác và Ph.Ăng - ghen về quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản phải trải qua thời kỳ lịch sử đặc biệt, đấy là thời kỳ quá độ và đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của thời kỳ này là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, V.I.Lênin đã khẳng định: không thể quá độ trực tiếp, lên chủ nghĩa xã hội mà phải qua con đường gián tiếp là chủ nghĩa tư bản nhà nước. Ở một nước tiểu nông lạc hậu như nước Nga, thì phải trải qua nhiều mắt xích trung gian, phải qua những chiếc cầu nhỏ vững chắc, phải đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vậy chủ nghĩa tư bản nhà nước là gì?

Chủ nghĩa tư bản nhà nước theo V.I.Lênin là sự kết hợp, liên hợp, hợp tác giữa nhà nước Xô viết, nền chuyên chính vô sản với tư bản trong và ngoài nước. Chủ nghĩa tư bản nhà nước là một trong những hình thức rất thích hợp để giúp nước Nga Xô viết nhanh chóng khắc phục tình trạng suy sụp kinh tế sau chiến tranh. Bởi vì, thông qua việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, giai cấp vô sản có thể học tập, kế thừa và phát huy có chọn lọc tất cả những tài sản vật chất - kỹ thuật và tinh hoa chất xám trong kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các nhà tư bản cũng như tri thức khoa học - kỹ thuật và trình độ khoa học quản lý kinh tế của các chuyên gia tư sản. V.I.Lênin cho rằng: “Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm, thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được”1 và “Người cộng sản không được sợ “học” các chuyên gia tư sản, kể cả những thương gia, những nhà tư bản nhỏ tham gia hợp tác xã và các nhà tư bản khác... hãy làm tốt hơn các chuyên gia tư sản làm việc bên cạnh mình; hãy biết dùng cách này hay cách khác mà đẩy mạnh nông nghiệp, công nghiệp lên, mà phát triển sự trao đổi giữa nông nghiệp và công nghiệp. Chớ nên suy tính về “học phí”, chớ có sợ phải trả đắt, miễn là thu được kết quả tốt”2. Như vậy, chủ nghĩa tư bản nhà nước theo V.I.Lênin là một b­ước tiến to lớn dù phải trả học phí, là một việc làm đáng giá, điều ấy không những không làm cho đất nước bị diệt vong, trái lại có thể đư­a nước Nga đến chủ nghĩa xã hội bằng con đư­ờng chắc chắn nhất.

 Bên cạnh việc khôi phục kinh tế, chủ nghĩa tư bản nhà nước còn giúp ngăn chặn những nảy sinh tự phát của nền sản xuất hàng hoá nhỏ - mầm mống của sự phục hồi chủ nghĩa tư bản. V.I.Lênin đặt câu hỏi: liệu có thể kết hợp, liên hợp, phối hợp Nhà nước Xô-viết, nền chuyên chính vô sản, với chủ nghĩa tư bản nhà nước được không? Tất nhiên là được. Người cho rằng, việc tìm cách ngăn cấm, triệt để chặn đứng mọi sự phát triển của trao đổi tư nhân, của chủ nghĩa tư bản trong điều kiện có hàng triệu người sản xuất nhỏ, chính sách ấy là một sự dại dột và tự sát đối với đảng nào muốn áp dụng nó. Từ đó, Người chủ trương phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên. V.I.Lênin nhiều lần khẳng định: chủ nghĩa tư­ bản nhà nư­ớc là một bước tiến so với thế lực tự phát tư­ sản, nó gần chủ nghĩa xã hội hơn kinh tế của sản xuất hàng hoá nhỏ và t­ư bản tư­ nhân. Cùng với việc khẳng định vai trò, V.I.Lênin cũng chỉ ra những hình thức của chủ nghĩa tư­ bản nhà n­ước ở nư­ớc Nga lúc bấy giờ như­: tô như­ợng, hợp tác xã, đại lý, hợp đồng cho thuê. Tuy khác nhau, song các hình thức này đều nhằm khôi phục và phát triển nền kinh tế hàng hoá của Nhà nư­ớc chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ, bảo đảm sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội một cách vững chắc.

Sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước rõ ràng là sự cần thiết khách quan đối với nước Nga Xô viết lúc bấy giờ. Tuy nhiên, V.I.Lênin chỉ rõ, việc cho phép phát triển các hình thức kinh tế quá độ trong đó có chủ nghĩa tư bản nhà nước cũng như việc sử dụng rộng rãi các quan hệ trao đổi hàng hoá - tiền tệ theo tinh thần của NEP đó không phải là một sự đầu hàng giai cấp tư sản, cho phép phục hồi tự do các quan hệ tư bản chủ nghĩa. Nhà nước chuyên chính vô sản chỉ cho phép chủ nghĩa tư bản tồn tại ở mức độ cần thiết có lợi cho công cuộc phục hồi kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để làm được điều ấy, trong xây dựng quan hệ sản xuất mới một yêu cầu được V.I.Lênin đặt ra là Nhà nước Xô viết phải biết sử dụng các hình thức, phương pháp điều tiết, kiểm kê, kiểm soát không được để cho chủ nghĩa tư bản phát triển một cách tuỳ tiện “Muốn không thay đổi bản chất của mình, nhà nước vô sản chỉ có thể thừa nhận cho thương nghiệp tự do và cho chủ nghĩa tư bản được phát triển trong một chừng mực nhất định nào đó và chỉ với điều kiện là thương nghiệp tư nhân và tư bản tư nhân phải phục tùng sự điều tiết của nhà nước 3 . 

Việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước cùng với đó là chính sách kinh tế nhiều thành phần trong xây dựng quan hệ sản xuất mới đã đem lại những kết quả quan trọng. Ở nước Nga, chỉ sau một thời gian thực hiện NEP, từ năm 1922, thành thị đã có đủ lương thực, thực phẩm, năm 1925 sản xuất nông nghiệp đạt 87%, công nghiệp đạt 75% sản lượng của năm 1913; thương nghiệp đã được tăng cường mạnh mẽ (về nội thương, tổng mức lưu chuyển hàng hóa năm 1926 bằng hai lần năm 1924; về ngoại thương, quan hệ buôn bán được mở rộng với hơn 40 nước); ngân sách nhà nước tăng lên gần năm lần trong năm 1925 so với năm 1922; đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt, tình hình chính trị - xã hội ổn định, khối liên minh công nông được củng cố, mối liên hệ thành thị nông thôn được khôi phục phát triển4… Những kết quả to lớn trên đã góp phần khẳng tính đúng đắn của việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước trong xây quan hệ sản xuất mới phù hợp với đặc điểm của trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở Nga lúc bấy giờ. “Chính sách kinh tế mới” với việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước là đóng góp đặc sắc của V.I.Lênin về thực hiện nhiệm vụ xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là nơi hình thành những tư duy mới và bước phát triển lớn lao về lý luận chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay.

Qua hơn 35 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận của V.I.Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước phù hợp với điều kiện đặc thù của đất nước. Ngay từ Đại hội VI, Đảng ta đã thừa nhận kinh tế tư bản nhà nước là một thành phần kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao là công tư hợp doanh. Đến Đại hội VIII Đảng chỉ rõ: "Kinh tế tư bản nhà nước bao gồm các hình thức hợp tác, liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và hợp tác, liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản nước ngoài"5. Thành phần kinh tế tư bản nhà nước được xếp thứ ba sau thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác. Kinh tế tư bản nhà nước có vai trò quan trọng trong việc động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý của các nhà tư bản vì lợi ích của bản thân họ, cũng như công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Trên cơ sở đóng góp quan trọng của thành phần kinh tế tư bản nhà nước, Đại hội Đảng IX và X tiếp tục khẳng định: “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế... Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”6. Đảng ta cũng xác định rõ phải sử dụng đa dạng, linh hoạt các hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước. Tuy nhiên, để tránh tính nhạy cảm trong cách sử dụng tên gọi, đến Đại hội XI, Đảng ta không xác định tư bản nhà nước là thành phần kinh tế, mà được ẩn vào các thành phần kinh tế khác, tùy thuộc vào mức độ đóng góp vốn chi phối. Trong đó, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, được xác định là hình thức quan trọng nhất của chủ nghĩa tư bản nhà nước.

 Về phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam trong thập kỷ qua được đánh giá là một trung tâm quan trọng thu hút nguồn vốn FDI của thế giới với hàng ngàn dự án của tư bản nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư vào Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Có hàng trăm công ty, tập đoàn từ nhiều nước và vùng lãnh thổ có dự  án đầu tư tại Việt Nam. Tổng số vốn đầu tư lên tới hàng chục tỷ USD, năm sau cao hơn năm trước, có nhiều dự án 100% vốn nước ngoài.  Hàng chục vạn lao động trong nước đã có công ăn việc làm, GDP hàng năm được tăng lên nhờ một phần đóng góp của thành phần kinh tế này. Nghiên cứu về hiệu quả khu vực FDI trong giai đoạn 2011-2019 thấy rằng, khu vực FDI đóng góp khoảng 25,7% cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 13% GDP năm 2010 và tăng lên 19,6% GDP vào năm 2019. Theo Sách trắng doanh nghiệp năm 2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, thu nhập trung bình một lao động của khu vực doanh nghiệp FDI đạt khoảng 11,2 triệu đồng/tháng, cao hơn mức trung bình của nền kinh tế khoảng 1,2 lần (11,2/9,6)7.

Như vậy, lý luận của V.I.Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước không chỉ có giá trị đối với nước Nga trước đây, mà ngày nay nó vẫn còn nguyên giá trị đối với những nước có xuất phát điểm thấp đi lên chủ nghĩa xã hội như Việt Nam. Mặc dù đặc điểm thời đại ngày nay khác với thời đại nước Nga Xô viết những năm 1920, song về bản chất khoa học của vấn đề, có thể khẳng định hệ thống lý luận của V.I.Lênin trong NEP nói chung và việc sử dụng các hình thức kinh tế quá độ của chủ nghĩa tư bản nhà nước nói riêng cơ bản là không thay đổi, vấn đề quan trọng đặt ra là chúng ta cần nhận thức đúng đắn di sản “chủ nghĩa tư bản nhà nước” của V.I.Lênin để từ đó vận dụng năng động, sáng tạo, phù hợp với yêu cầu phát triển thực tiễn hiện nay của đất nước.

Tài liệu tham khảo:

1. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2006, t36, tr 217.

2. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2006, t.12, tr412.

3. V.I. Lênin toàn tập, Nxb Tiến Bộ, Matxcơva, 1978, t.44, tr.418.

4.https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh.

5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, H, 1996, tr.95.

6. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H, 2006, tr83.

7. https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/phat-huy-vai-tro-cua-fdi-trong-phat-trien-kinh-te-dat-nuoc-333279.

 

                                                  Phan Thị Hiền

                                                                  Giảng viên: Khoa Lý luận cơ sở


Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về “tự phê bình và phê bình” trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” với hoạt động công tác của bản thân


Chi tiết  
Ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay


Chi tiết  
Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới


Chi tiết  
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com