Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1366530
Đang online: 13

          Các bài viết và sưu tầm
Vận dụng tấm gương học tập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với giảng viên trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
04/11/2021 3:28:08 CH

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức, tác phong của con người mới xã hội chủ nghĩa. Cuộc sống, cống hiến, lao động và học tập của Người là một mẫu mực đối với chúng ta. Bác đã căn dặn: “Muốn học tập có kết quả tốt thì phải có thái độ đúng và phương pháp đúng”(1).

Phong cách học tập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện ở động cơ học tập trong sáng, thái độ học tập đúng mực và phương pháp học tập khoa học, sáng tạo với phương châm lấy tự học làm chính. Phong cách đó là sự thống nhất biện chứng giữa động cơ, thái độ và phương pháp học tập. Bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về xác định động cơ học tập đúng đắn, về sự cầu thị, khiêm tốn trong học tập, về sự lựa chọn và sử dụng phương pháp học tập khoa học, hiệu quả theo phương châm “lấy tự học làm cốt”, tranh thủ mọi thời gian để học nhằm nắm vững và nâng cao trình độ lý luận và văn hóa, mở cánh cửa nhìn ra thế giới, thấu suốt lịch sử- văn hóa, văn minh và kho tàng tri thức của nhân loại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh học tập với một động cơ trong sáng và mục tiêu cao cả là tìm con đường cứu nước, cứu dân, làm cho đất nước độc lập, nhân dân được tự do, ấm no, hạnh phúc. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”(2). Động cơ và mục đích này luôn thôi thúc Người vượt lên mọi hoàn cảnh để học tập, tiếp thu tri thức của dân tộc và nhân loại.

Điều đáng trân trọng ở Người là một thái độ khiêm tốn, đúng mực và cầu thị trong học tập. Những mẩu chuyện về thời trẻ của Hồ Chí Minh cho thấy, trong quá trình học tập, có những gì chưa hiểu, chưa rõ Người đều hỏi thầy giáo một cách rất cặn kẽ. Trong học tập, Người luôn căn dặn phải tuyệt đối phát huy tính năng động: “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất kỳ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “vì sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng lý không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều.Phải suy nghĩ chín chắn” (3).

Được sự giáo dục của gia đình và bằng con đường tự học, Người đã thông kinh sử nước nhà, hiểu biết rất cặn kẽ lịch sử thế giới, nắm chắc Đông, Tây, kim cổ, am hiểu sâu sắc các học thuyết Nho giáo, Phật giáo, đặc biệt là thấm nhuần chủ nghĩa Mác- Lênin. Thông qua con đường tự học và hoạt động thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạt đến đỉnh cao của trí tuệ và văn hóa để từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản chân chính.

Tấm gương học tập của Chủ tịch Hồ Chí Minh không những góp phần làm sáng tỏ thêm tư tưởng của Người mà còn có giá trị rất lớn đối với việc học tập, nghiên cứu, rèn luyện của đội ngũ giảng viên nói chung, giảng viên trường Chính trị Ninh Bình nói riêng. Bởi giảng viên Trường Chính trị không những phải làm tốt nhiệm vụ của một nhà giáo, một nhà chính trị mà còn phải làm tốt nhiệm vụ một nhà khoa học. Muốn hoàn thành trọng trách to lớn đó, người giảng viên phải không ngừng nghiên cứu khoa học về lý luận và tổng kết thực tiễn, thường xuyên cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ chuyên môn đủ sức nghiên cứu, xử lý những vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh trong xã hội trên lập trường chính trị vững vàng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính Đảng và tính khoa học trong quá trình giảng dạy. Bởi vì “Một trong những nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của chúng ta là phải làm cho cán bộ, đảng viên, mỗi người dân được quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm và các quyết sách…cả trong nhận thức và hành động”(4).

Đội ngũ giảng viên nhà trường hiện nay đã được đào tạo qua trường lớp chính quy, bài bản. Trình độ giảng viên đều từ cử nhân trở lên, trong đó có 27 đồng chí có trình độ thạc sĩ, 01 đồng chí có trình độ tiến sĩ. Nhưng mỗi giảng viên cần luôn ý thức được rằng, đào tạo qua trường lớp, chúng ta mới chỉ là những “trí thức một nửa” như cách dùng từ của Hồ Chí Minh. Để trở thành người “trí thức hoàn toàn” thì rất cần sự nỗ lực, kiên trì, bền bỉ học tập trong thực tiễn và cần:

Thứ nhất: Xác định động cơ, nội dung và thái độ đúng trong học tập.

Mỗi giảng viên trước hết phải có động cơ học tập đúng. Học để làm gì? Động cơ đúng đắn trong học tập chính là việc xác định học để làm việc, để nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học, để góp phần thực hiện mục tiêu, lý tưởng cao cả của cách mạng, vì Tổ quốc, vì nhân dân và vì sự tiến bộ của chính bản thân mình. Vì vậy, dù trong hoàn cảnh nào thì mỗi giảng viên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng và phải xây dựng cho mình một động cơ học tập đúng đắn; không cho phép tồn tại những tư tưởng cơ hội, vụ lợi, thực dụng, ích kỷ cá nhân, hay những biểu hiện lười học tập, ngại rèn luyện, hoặc là dùng mọi thủ đoạn nhằm đạt kết quả cao trong học tập.

Với giảng viên phải xác định đúng nội dung tự học: “học cái gì”? Bởi nội dung tự học rất rộng lớn: học tập lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa, đạo đức, kiến thức lý luận, kiến thức thực tiễn, kỹ năng sư phạm, kỹ năng giao tiếp… Bên cạnh đó, người giảng viên còn phải thường xuyên tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất nhân cách và đạo đức cách mạng của mỗi cá nhân.

Trong quá trình học tập, giảng viên phải có thái độ đúng, phải hết sức khiêm tốn và thật thà, không được kiêu ngạo, không được giấu dốt. Do vậy, để có thể nắm bắt, tiếp thu được một cách đầy đủ nhất, nhanh chóng nhất kho tàng tri thức nhân loại thì mỗi giảng viên cần phải khiêm tốn, thật cầu thị trong học tập. Bởi “Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập” (5)

Thứ hai: Xác định phương pháp học tập đúng

Xác định động cơ, nội dung và thái độ trong học tập là yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết. Nhưng để hiện thực hóa động cơ, nội dung và thái độ đó, một đòi hỏi tất yếu khách quan là phải xây dựng được phương pháp học tập đúng.

Trong quá trình học giảng viên phải nêu cao tác phong độc lập, suy nghĩ, đọc tài liệu phải đào sâu, hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đặt ra câu hỏi và tìm hiểu cho vỡ lẽ. Đồng thời muốn nâng cao trình độ trong quá trình học tập cần phải biết cách tận dụng triệt để những điều kiện, phương tiện có sẵn trong xã hội như: thư viện, sách báo, các buổi nói chuyện, hội thảo, đi nghiên cứu thực tế, ngoài ra còn tranh thủ sự giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo của bạn bè, đồng nghiệp.

Để có kiến thức lý luận và vốn thực tiễn thì yêu cầu trước nhất đối với mỗi giảng viên là phải ra sức học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn. Mỗi giảng viên phải xác định việc học tập là nhu cầu, thói quen, hành vi hàng ngày, nhằm thường xuyên tiếp nhận, cập nhật thông tin mới, những hiểu biết mới, từ đó, tự mình tự giác, chủ động học tập.

Mỗi giảng viên cần xác định học mọi lúc, mọi nơi, tận dụng thời gian, dành công sức, tranh thủ học tập, học ở trường, lớp, sách vở và học ở đồng nghiệp, học ở học viên, học ở tất cả mọi người. Học tập là “suốt đời” chứ không phải chỉ là lớp học, khóa học ngắn hạn mang tính chất “thời vụ”. Bởi sự học như người đi trên con thuyền ngược dòng, nếu không tiến lên thì tất sẽ bị đẩy lùi.                                                                                                                  

Mỗi giảng viên trường Chính trị có thể tìm thấy trong tấm gương học tập của Bác tinh thần học tập không mệt mỏi, học tập để phụng sự cách mạng, phụng sự nhân dân, học tập một cách thông minh, sáng tạo, học tập trong sách vở, học tập ở quần chúng nhằm nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay./.



 

(1) Hồ Chí Minh: Về vấn đề học tập- NXB Sự thật, HN, 1977, tr.88.

(2) Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.2002, tập 4, tr.187

(3) Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.2002, tập 8, tr.500

(4) Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương: Báo cáo tổng kết công tác giáo dục lý luận chính trị, H.1996, tr.3

(5) Về vấn đề học tập, Nxb sự thật, H, 1997, tr58.

                                                                      
                                                                   Ths.GVC Nguyễn Thị Thu Hương


 


Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay


Chi tiết  
Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới


Chi tiết  
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp


Chi tiết  
Đảng bộ huyện Kim Sơn làm tốt công tác dân vận


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com