Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1368979
Đang online: 9

          Các bài viết và sưu tầm
Một số kết quả ban đầu trong việc chuyển đổi số tại xã Yên Hòa, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
13/01/2021 2:38:11 CH

          Yên Hòa là một xã miền núi nằm cách trung tâm huyện Yên Mô khoảng 2 km về phía Tây Nam. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 802,03 ha, bao gồm: đất nông nghiệp 551,6 ha, 226,82 ha đất phi nông nghiệp và 23,61 ha đất chưa sử dụng. Xã Yên Hòa hiện nay có 7.557 nhân khẩu với 2.301 hộ gia đình. Số lao động có việc làm trên địa bàn xã là 4.606/4.701 lao động (chiếm 98%), thu nhập bình quân đầu người năm 2020 là 51 triệu/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo là 1,83%. Tháng 8/2020, Yên Hòa là một trong 12 xã đầu tiên của cả nước được Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để triển khai thí điểm chuyển đổi số, xây dựng xã thông minh[1].

          Khi được lựa chọn thực hiện chuyển đổi số, xã Yên Hòa được đánh giá có nhiều thuận lợi như: Yên Hòa là xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó đạt chuẩn tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới; xã có 10/10 thôn xóm được kết nối Internet; tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh cao trên 70%; 100% cơ quan trên địa bàn xã có máy tính và kết nối Internet; 100% cán bộ, công chức, viên chức có email, sử dụng phần mềm trong điều hành (quản lý văn bản và điều hành, website, zalo, email, hội nghị truyền hình)[2].

          Từ những thuận lợi trên, sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình đã phối hợp cùng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông khảo sát và thống nhất chọn 4 nội dung thiết thực với người dân xã Yên Hòa nhất để triển khai chuyển đổi số, gồm: tái cấu trúc hạ tầng số, tăng cường an toàn thông tin, tái cấu trúc hạ tầng cho chính quyền thông minh; phát triển thương mại điện tử; triển khai truyền thanh thông minh và chuyển đổi số trên lĩnh vực y tế.

          Sau một thời gian nỗ lực thực hiện chương trình, đến nay xã đã đạt được một số kết quả bước đầu:

          Thứ nhất, về tái cấu trúc hạ tầng số, tăng cường an toàn thông tin, tái cấu trúc hạ tầng cho chính quyền thông minh

          Ngay sau khi được lựa chọn là xã thí điểm để chuyển đổi số, UBND Xã đã ban hành Quyết định số 172/QĐ-UBND ngày 21/8/2020 về thành lập Ban chỉ đạo triển khai đề án chuyển đổi số, phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên. Đối với nội dung tái cấu trúc hạ tầng số, Xã đã cho rà soát và nâng cấp hệ thống thông tin viễn thông, internet trên địa bàn xã. Trong tháng 9/2020, Xã đã thực hiện nâng cấp mạng internet LAN và lắp camera an ninh giao thông tại 23 điểm với tổng số 28 mắt camera an ninh trên địa bàn xã.Qua đánh giá, hệ thống camera an ninh được lắp đặt thực sự rất hiệu quả, hỗ trợ rất lớn cho công tác quản lý và đảm bảo an ninh trật tự - an toàn xã hội tại địa phương.

          Trang thông tin điện tử của xã được Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình hỗ trợ xây dựng từ năm 2018 tại địa chỉ tên miền http://yenhoa.ninhbinh.gov.vn.Để thực hiện các nội dung chuyển đổi số và nâng cao chất lượng hoạt động của trang website, Xã đã phối hợp với cơ quan chuyên môn của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh điều chỉnh, nâng cấp, bổ sung một số các tin mục của trang thông tin điện tử cho phù hợp. Về cơ bản, hoạt động của trang thông tin điện tử được đánh giá tương đối tốt và hiệu quả, các thông tin, hoạt động được đăng tải kịp thời. Hệ thống phần mềm chuyển nhận văn bản liên thông 4 cấp (VNPT-iOffice) được sử dụng có hiệu quả.

          Trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Xã đã thực hiện đào tạo, tập huấn tăng cường an toàn thông tin cho cán bộ, công chức cấp xã; thực hiện tốt quy trình tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống "Một cửa điện tử"; sử dụng phần mềm chuyên ngành dành cho các cán bộ xã như phần mềm quản lý tài sản, phần mềm kế toán, phần mềm Misa, phần mềm BHXH, phần mềm đăng ký quản lý hộ tịch, phần mềm thống kê tư pháp và một số ứng dụng chuyên dùng khác[3].

          Trong lộ trình xây dựng chính phủ điện tử, Xã đã thiết lập được kênh truyền thông giao tiếp giữa lãnh đạo xã và nhân dân thông qua tin nhắn SMS.Người dân xã Yên Hòa sẽ được nhận một số thông tin qua số điện thoại đã đăng ký, như: chúc mừng năm mới, cảnh báo, vận động quyên góp…, từ đó người dân nắm bắt kịp thời tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo xã.

          Đặc biệt, thực hiện công văn số 1274/STTTT-CNTT ngày 10/9/2020 của sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình về triển khai dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số cho ngành Giáo dục, xã Yên Hòa đã làm việc với Viettel Ninh Bình để tổ chức triển khai các nội dung của công văn. Đến hết năm 2020, 100% các trường học trên địa bàn xã đã đưa dịch vụ sổ liên lạc điện tử SMAS vào hoạt động; thực hiện nộp các khoản đóng góp của học sinh qua hệ thống tài khoản ngân hàng. Hoạt động của các dịch vụ điện tử thông minh đã giúp cho các nhà trường đăng tải, thông báo các hoạt động kịp thời; kết nối nhanh chóng giữa nhà trường với gia đình để trao đổi về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh.[4]

           Thứ hai, về phát triển thương mại điện tử:

          Để đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương, xã Yên Hòa đã phối hợp với bưu điện Việt Nam triển khai đưa các sản phẩm của xã lên sàn thương mại điện tử PostMart nhằm đa dạng hóa các kênh cung ứng sản phẩm trên thị trường. Hiện nay, đã được đưa một số mặt hàng, sản phẩm lên trên sàn để giao dịch (cá chạch sụn kho, chạch sụn sấy khô, chạch chiên, chuối tây sấy dẻo, ổi…). Trung bình, 1 tháng bán được khoảng từ 700-800 niêu cá chạch sụn kho, tăng khoảng gấp 3 lần so với phương thức kinh doanh truyền thống. Hiện nay, một số sản phẩm khác đang được thiết lập để tiếp tục đưa lên sàn thương mại điện tử.

          Bên cạnh đó, nhằm thay đổi hình thức giao dịch phí, lệ phí trong hoạt động giao dịch hành chính của người dân tại các cơ quan đơn vị trên địa bàn xã, Xã đã chủ động phối hợp với ngân hàng Vietcombank lắp đặt và triển khai hệ thống thanh toán điện tử thông qua chuyển khoản tài khoản ngân hàng, quét mã QR tại trụ sở UBND xã và trạm Y tế xã, riêng tại UBND xã lắp đặt thêm hệ thống máy thanh toán bằng quẹt thẻ ngân hàng. Bằng công tác tuyên truyền, việc thực hiện thanh toán điện tử đang được người dân từng bước đón nhận.

          Thứ ba, về triển khai truyền thanh thông minh:

        Trên cơ sở nền tảng sẵn có là hệ thống đài truyền thanh có dây với 46 điểm loa,Xã đã phối hợp với công ty Vbee triển khai kết nối hệ thống trí tuệ nhân tạo AI chuyển văn bản giấy thành văn bản nói. Đến thời điểm hiện tại, hệ thống đã hoàn thành và hoạt động thông suốt. Kết quả thực hiện phát thanh thông minh cho thấy ứng dụng trên rất hiệu quả và đem lại hiệu ứng tích cực. Nhờ công nghệ, cán bộ đài truyền thanh có thể thay đổi giọng đọc khác nhau cho phù hợp nội dung tuyên truyền. Truyền thanh thông minh vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa hạn chế, khắc phục các nhược điểm so với cách đọc trực tiếp truyền thống(lẫn tạp âm, đọc vấp, từ địa phương, nói ngọng…).

          Thứ tư, về chuyển đổi số trên lĩnh vực y tế:

          Trong lĩnh vực Y tế thông minh,Xã được triển khai 2 nội dung: Nội dung tư vấn khám sức khỏe từ xa thông qua ứng dụng Medici, group nhóm Facebook “Yên Hòa hỏi - Bác sĩ trả lời” và tư vấn khám chữa bệnh từ xa Telehealth.

          Đối với nội dung tư vấn khám sức khỏe từ xa thông qua ứng dụng Medici, group nhóm Facebook “Yên Hòa hỏi - Bác sĩ trả lời”:sau khi có chỉ đạo của Cục tin học hóa và Sở Thông tin - Truyền thông Ninh Bình,Xã đã tiến hành làm việc trực tiếp với đơn vị Medici và xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết về thời gian, cách thức triển khai lực lượng phối hợp để tổ chức thực hiện.

          Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ xã là lực lượng nòng cốt trong việc vận động, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân cài đặt và sử dụng ứng dụng Medici.Song song với cài đặt ứng dụng Medici, Xã cũng đã tuyên truyền và hướng dẫn nhân dân cài đặt sử dụng ứng dụng Bluzone trên điện thoại để chung tay phòng chống dịch Covid-19. Tính đến hết năm 2020, toàn xã đã tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân cài đặt và sử dụng được 1.073 app Medici trên điện thoại thông minh; tổng số thành viên trên nhóm Facebook “Yên Hòa hỏi - Bác sĩ trả lời” là 1.509 thành viên; tổng số lượt tư vấn đã thực hiện là 1.700[5].

          Đối với nội dung khám chữa bệnh từ xa Telehealth: Xã đã chủ động phối hợp với đơn vị Viettel tiến hành khảo sát thực trạng hạ tầng của trạm Y tế xã, từ đó triển khai lắp đặt các thiết bị cần thiết (camera, mic…). Đến nay, Xã đã hoàn thiện hệ thống truyền nhận âm thanh, hình ảnh kết nối với các điểm khám chữa bệnh, các bệnh viện trong cả nước.

          Việc triển khai y tế thông minh đã tiết kiệm được nhiều tiền và công sức cho người dân (theo tính toán,tiết kiệm được khoảng 255 triệu đồng so với khám chữa bệnh thông thường). Ngoài ra còn làm giảm lượng bệnh nhân lên tuyến huyện/tỉnh, từ đó giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến trên.

          Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay việc chuyển đổi số trên địa bàn xã Yên Hòa cũng còn gặp một số khó khăn:

Thứ nhất, trình độ và hiểu biết lĩnh vực công nghệ thông tin của người dân trong xã còn hạn chế.Việc thay đổi ngay nhận thức của người dân (chủ yếu là nông dân) về vai trò, ý nghĩa của chuyển đổi số trong sản xuất và sinh hoạt là rất khó.

Thứ hai, hạ tầng cơ sở vật chất về công nghệ thông tin tại địa phương chưa đáp ứng tối ưu cho triển khai nhiệm vụ.

Thứ ba, nguồn lực đầu tư chuyển đổi số cho hiện tại và tương lai còn hạn chế, nên một số nội dung chuyển đổi số chưa đảm bảo tiến độ và kết quả như mong muốn.

          Để xã Yên Hòa sớm đạt được mục tiêu chuyển đổi số, trở thành xã thông minh, các cấp, ngành có liên quan cần thực hiện một số giải pháp sau:

          Một là,tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chuyển đổi số, tích cực vận động nhân dân tham gia, sử dụng các dịch vụ (chăm sóc sức khỏe, thanh toán điện tử…).

          Hai là, duy trì và sử dụng có hiệu quả các nội dung đã triển khai, tiếp tục hoàn chỉnh các nội dung còn lại để đưa vào sử dụng (hoàn thiện hệ thống thanh toán bằng hình thức quẹt thẻ khi có đủ điều kiện về hệ thống hạ tầng; tiếp tục hoàn thành nội dung camera an ninh).

          Ba là, đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền các sản phẩm đặc trưng của xã để thu hút khách hàng đặt hàng qua sàn thương mại điện tử.

         Bốn là, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình và huyện Yên Mô cần tăng cường hỗ trợ về nguồn nhân lực, trao đổi kinh nghiệm với Xã trong giai đoạn tiếp theo.

          Những kết quả bước đầu trong chuyển đổi số tại xã Yên Hòa có ý nghĩa khích lệ rất lớn cho các xã khác và mở rộng cho cả chương trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần vào việc thực hiện một trong 3 khâu đột phá mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XXII đã đề ra về chuyển đổi số của tỉnh.

Tài liệu tham khảo:

[1]: Báo cáo số 81/BC-UBND ngày 22/12/2020 của UBND xã Yên Hòa, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình về Kết quả thực hiện nhiệm vụ Kinh tế - xã hội năm 2020; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

[2]:http://ictvietnam.vn/hieu-qua-trien-khai-chuyen-doi-so-tai-xa-yen-hoa-ninh-binh-2020090

716274211.htm

[3], [5]: https://baoninhbinh.org.vn/yen-hoa-thuc-hien-hieu-qua-thi-diem-chuyen-doi-so-cap-xa/d2020120719489624.htm

[4]: http://yenhoa.ninhbinh.gov.vn/hoi-nghi-danh-gia-ket-qua-trien-khai-thi-diem-chuyen-doi-so-tai-xa-yen-hoa-70.html

 

Ths Phạm Thị Thanh Xuân

Khoa Xây dựng Đảng




Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay


Chi tiết  
Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới


Chi tiết  
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp


Chi tiết  
Đảng bộ huyện Kim Sơn làm tốt công tác dân vận


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com