Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1478849
Đang online: 31

          Các bài viết và sưu tầm
Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Ocop ở tỉnh Ninh Bình
23/08/2024 9:32:33 SA

Những năm gần đây phong trào sản xuất hàng hoá đạt tiêu chuẩn OCOP xuất hiện khắp các tỉnh, thành tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị, chất lượng cao. Phong trào này được khơi nguồn từ Quyết định số 490/QĐ-TTG ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) giai đoạn 2018-2020. Chương trình OCOP đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, ngành nghề nông thôn và dịch vụ du lịch của các địa phương.

Trên cơ sở tổng kết đánh giá hiệu quả của của Chương trình, ngày 01/8/2022 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 919-QĐ/TTg phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025. Đây là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

         Xác định rõ vai trò quan trọng của Chương trình OCOP, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, ngành triển khai thực hiện như: Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 05/5/2022 về việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025 và năm 2022; Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 31/3/2023 về việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Ninh Bình năm 2023; Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 02/6/2023 về việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025; Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 15/3/2024 tỉnh về việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Ninh Bình năm 2024.

Xét về lợi thế địa lý, Ninh Bình là tỉnh có khí hậu đa dạng với 05 tiểu vùng kinh tế sinh thái, mỗi tiểu vùng đều có tiềm năng thế mạnh và những sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, đặc hữu riêng. Ninh Bình hiện có 76 làng nghề, nhiều nghề truyền thống có các sản phẩm làng nghề độc đáo, đa dạng là những điều kiện thuận lợi để tỉnh triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP, xây dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm OCOP của từng vùng miền trong toàn tỉnh. Sản phẩm OCOP được các cơ quan nhà nước chứng nhận dựa trên các tiêu chí và được đánh giá theo các mức độ khác nhau (từ 1 đến 5 sao). Sản phẩm được công nhận OCOP mang lại niềm tự hào của người sản xuất, của từng vùng miền; là niềm tin của người tiêu dùng; góp phần phát triển kinh tế nông thôn bền vững, môi trường sinh thái, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Nhân dân các xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã tìm tòi, sáng tạo quyết tâm xây dựng những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng OCOP mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 181 sản phẩm OCOP được xếp hạng, trong đó có 111 sản phẩm hạng 3 sao, 70 sản phẩm hạng 4 sao; có 06 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng là: Chăn chần pháo hoa; Chăn thêu rua thắt ren; Tranh bồ đề; Trà hoa vàng; Dứa khoanh đóng hộp; Ngô ngọt nguyên hạt ASIA Home. Sản phẩm OCOP được phát triển đa dạng theo 6 nhóm (thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải-may mặc; lưu niệm-nội thất-trang trí; du lịch). Các sản phẩm được công nhận OCOP cơ bản mang tính đặc trưng, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương, của các làng nghề, làng nghề truyền thống. Trong đó thành phố Ninh Bình: 13 sản phẩm; thành phố Tam Điệp: 30 sản phẩm; huyện Hoa Lư: 21 sản phẩm; huyện Kim Sơn: 28 sản phẩm; huyện Yên Mô: 14 sản phẩm; huyện Nho Quan: 24 sản phẩm; huyện Gia Viễn: 26 sản phẩm; huyện Yên Khánh: 25 sản phẩm.

Sản phẩm tham gia Chương trình OCOP được chuẩn hóa về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, bao bì thể hiện trình độ sản xuất của nông dân ngày càng tiến bộ. Nhiều sản phẩm mẫu mã đẹp, tinh xảo, độc đáo, phát huy được lợi thế tài nguyên bản địa, văn hóa truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ. Hầu hết sản phẩm sau khi công nhận có giá bán tăng 5-10% , tăng cơ hội cạnh tranh và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP tăng doanh thu, thu nhập và nâng uy tín thương hiệu sản phẩm lên rõ dệt. Từ đó khích lệ họ từng bước mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới tư duy, sáng tạo, chủ động tiếp cận, nâng cao kiến thức về sản xuất và tăng giá trị sản xuất.

Chương trình OCOP đã và đang tạo ra sức bật mới, khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa, làng nghề; có sức lan tỏa lớn, tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặt khác, Chương trình cũng tạo điều kiện, thu hút, ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình; giải quyết việc làm tại chỗ cho cư dân nông thôn, gồm cả lao động lúc nông nhàn, lao động hết tuổi làm việc trong khu, cụm công nghiệp, người lao động khó tiếp cận các công việc khác. Chương trình từng bước phát triển sản phẩm đặc trưng của nông thôn, thông qua từng “Câu chuyện sản phẩm” – tiêu chí đánh giá, công nhận OCOP văn hóa, truyền thống lịch sử địa phương được lan toả tới cộng đồng, người tiêu dùng trên thị trường.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Ninh Bình còn một số hạn chế:

Chất lượng nhiều sản phẩm OCOP còn chưa cao, chưa được Nhân dân tin dùng, rất ít sản phẩm có chứng nhận đạt tiêu chuẩn 5 sao.

Nhiều chủ thể chưa đánh giá được năng lực cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại, sản lượng tiêu thụ nhỏ lẻ (chủ yếu thông qua tư thương), ít có hợp đồng tiêu thụ liên doanh, liên kết. Số lượng khách hàng trong tỉnh, trong nước và ngoài nước biết đến sản phẩm còn hạn chế, hệ thống kênh phân phối chưa đa dạng.

Mặc dù, Ninh Bình có chính sách hỗ trợ cho các chủ thể phát triển sản phẩm OCOP, nhưng hình thức hỗ trợ chưa nhiều, chưa đồng đều, hiệu quả của hoạt động xúc tiến chưa cao nên nhiều chủ thể OCOP còn lúng túng ngay cả khi đã được hỗ trợ.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm OCOP trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:

Thứ nhất, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin, truyền thông của trung ương và của tỉnh đối với mục đích, ý nghĩa, cơ chế chính sách của Nhà nước về Chương trình OCOP, kết quả hoạt động, các mô hình hay, cách làm sáng tạo trong Chương trình OCOP. Tổ chức hội chợ, câu chuyện sản phẩm, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi, kỷ yếu, pano, áp phích, khẩu hiệu, phóng sự, clip để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP Ninh Bình rộng khắp cả nước và hướng tới quốc tế; khuyến khích sử dụng sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh làm quà tặng cho khách du lịch, làm quà tặng trong các dịp lễ, tết, hội nghị. Đặc biệt cần tuyên truyền, vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới. Tổ chức tuần lễ/ngày hội tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP; mở rộng khảo sát, tìm kiếm thị trường ổn định cho sản phẩm OCOP trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế.

 Thứ hai, đa dạng hóa nội dung và tăng cường hoạt động hỗ trợ cho các chủ thể tham gia OCOP. Tỉnh cần tập trung chỉ đạo, tạo bước đột phá đối với những sản phẩm chủ lực trong nhóm sản phẩm hạng 4 sao, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng các nhóm sản phẩm này tiệm cận dần đến các tiêu chuẩn cao của quốc gia và quốc tế.

 Hỗ tr các tổ chức, cá nhân phát triển sản phẩm mới (sản phẩm ý tưởng), sản phẩm làng nghề, sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, điểm du lịch nhằm đa dạng hóa sản phẩm, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, làng nghề truyền thống của địa phương; khuyến khích phong trào thanh niên, phụ nữ, trí thức trẻ, các chủ thể tích cực nghiên cứu phát triển sản phẩm mới đặc thù gắn với các địa phương trong tỉnh.

Tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia các kênh thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream) nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, nhất là đối với sản phẩm đặc sản địa phương, quy mô sản xuất nhỏ.

Hỗ trợ xây dựng, nâng cấp các điểm bán hàng có sẵn tại các huyện, thành phố phát triển đạt tiêu chuẩn điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo Quyết định số 950/QĐ-BCT ngày 18/4/2023 của Bộ Công thương về việc ban hành tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2023 -2024.

Thứ ba, tăng cường, hoàn thiện hệ thống đánh giá, quản lý, giám sát sn phẩm OCOP, đy mạnh chuyển đổi số trong triển khai, thực hiện Chương trình OCOP.

Thc hiện việc cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia quản lý giám sát sản phẩm OCOP nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý, giám sát, thúc đẩy kết nối cung - cầu sản phẩm.

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong thực hiện Chương trình OCOP; tập trung số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; xây dựng hồ sơ và sử dụng hệ thống phần mềm phục vụ công tác đánh giá, phân hạng và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP.

Thường xuyên đôn đốc các địa phương kiểm tra, giám sát việc duy trì, phát triển sản phẩm OCOP đã được công nhận về sự tuân thủ quy định chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, sử dụng tem, bao bì, nhãn mác hàng hóa, bảo vệ môi trường và các quy định khác của Nhà nước có liên quan trên địa bàn tỉnh.

Tham mưu tổ chức đoàn công tác của tỉnh (mời thành viên Tổ giúp việc Hội đồng OCOP cấp tỉnh tham gia) thực hiện kiểm tra, giám sát việc duy trì, phát triển sản phẩm OCOP đã được công nhận về sự tuân thủ quy định chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, sử dụng tem, bao bì, nhãn mác hàng hóa, bảo vệ môi trường và các quy định khác của nhà nước có liên quan; thu hồi giấy chứng nhậnđối với các sản phẩm OCOP không đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Th tư, liên kết sản xuất. Thực hiện liên kết sản xuất để đảm bảo vùng nguyên liệu, đáp ứng quy mô sản xuất lớn khi nhu cầu khách hàng gia tăng, mở rộng thị trường, hướng đến xuất khẩu từ đó có thể nâng hạng sản phẩm lên 5 sao. Tăng cường liên kết chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra, chủ thể sản xuất cần phối hợp với nhà nước, nhà phân phối, nhà khoa học, các ngân hàng, tổ chức tín dụng... Các sản phẩm cần được đầu tư thiết kế kiểu dáng, nhãn mác, bao bì đóng gói, ứng dụng công nghệ để có thể truy xuất nguồn gốc, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm. Xác định mức giá bán sản phẩm phù hợp với chất lượng, đảm bảo tính cạnh tranh.

OCOP là chương trình mới, khó tránh khỏi có những thiếu xót từ khâu quản lý, sản xuất và tiêu thụ. Do đó để phát triển sản phẩm có chất lượng cao, các chủ thể kinh doanh cần tích cực, chủ động trong nâng cao chất lượng sản phẩm, liên kết mở rộng sản xuất, trang bị các kiến thức về thị trường. Các cấp chính quyền cần nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của chương trình OCOP với phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Nguồn số liệu:

1. Báo cáo số 95/BC-SNN ngày 8/3/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2022.

2. Bài viết “Chương trình OCOP tỉnh Ninh Bình”, đăng trên Website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, số ra ngày 8/06/2023.

         3. Thông tin Hội nghị triển khai Kế hoạch 55/KH-UBND ngày 15/3/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2024, đăng trên Website của tỉnh Ninh Bình ngày 18/3/2024.

 

                                                                                    ThS.GVC Quách Thị Hạnh

                                                                       Khoa Nhà nước và pháp luật



Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Ninh Bình: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên


Chi tiết  
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - sự vận dụng và phát triển sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam


Chi tiết  
Những giá trị thiết thực từ Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng Hội thi học viên giỏi lý luận chính trị ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình”
Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị do Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình tổ chức là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học viên; tạo diễn đàn để học viên chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm hiệu quả học tập trong học tập lý luận chính trị.



Chi tiết  
Ninh Bình: Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong giai đoạn hiện nay


Chi tiết  
Phát huy vai trò của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Ninh Bình trong phổ biến, giáo dục, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở


Chi tiết  
Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Đời sống mới” vào xây dựng văn hóa Trường Đảng tại Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình


Chi tiết  
Một số giải pháp nâng cao ý thức, trách nhiệm và rèn luyện của học viên tại Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình hiện nay


Chi tiết  
Một số kết quả đạt được về công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình


Chi tiết  
Tuổi trẻ Ninh Bình: Sôi nổi, thiết thực các hoạt động trong Tháng Thanh niên


Chi tiết  
Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình vận dụng sáng tạo những lời dạy của Người qua Hội thảo khoa học cấp Trường “Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nội dung và giá trị thời đại”


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com