Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1356250
Đang online: 5

          Các bài viết và sưu tầm
Những khó khăn khi thực hiện quy định phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình trong luật bảo vệ môi trường năm 2020
17/03/2023 3:35:08 CH

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng và phổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn, lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ngày càng gia tăng. Mặc dù số lượng các trạm xử lý chất thải được xây dựng tăng lên nhưng hiện trạng ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện. Đây là vấn đề lớn gây ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến môi trường.

Chất thải theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Luật 2000): là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác, trong đó chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải.thông thường khi nói tới chất thải nhiều người có chung suy nghĩ, nó là loại chất bỏ đi, vô dụng, tác động xấu tới môi trường và cuộc sống con người. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Đức, Singapore... đã sử dụng công nghệ hiện đại để phân loại, tận dụng, tái chế được nhiều loại chất thải đưa vào tái sử dụng trong đời sống con người.

Ở Việt Nam, CTRSH chiếm tỷ lệ đáng kể trong số chất thải và có thành phần chủ yếu là chất thải hữu cơ, chiếm khoảng 60%. Chất thải có khả năng tái chế khoảng 20%, chất thải cần phải chôn lấp khoảng 20% và gia tăng đáng kể ở các địa phương có tốc độ phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và du lịch nhanh như Thành phố Hồ Chí Minh (9.128 tấn/ngày), Thủ đô Hà Nội (6.500 tấn/ngày), Thanh Hóa (2.246 tấn/ngày), Đà Nẵng (1.168 tấn/ngày), Đồng Nai (1.838 tấn/ngày), Cần Thơ (605 tấn/ngày). Trong đó, chất thải nhựa khó phân hủy đang là vấn đề thách thức lớn đối với công tác quản lý, với các lý do chủ yếu sau:

 Người dân chưa có thói quen phân loại tại nguồn nên hầu hết chất thải được gom chung và xử lý tập trung bằng cách chôn lấp. Các bãi rác đang ở tình trạng quá tải trong khi thói quen sử dụng nhựa, đặc biệt là nhựa sử dụng một lần đã ăn sâu vào văn hóa tiêu dùng.

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất chưa đủ để hỗ trợ việc phân loại, thu gom và xử lý riêng chất thải sau khi phân loại. Một vài địa phương thực hiện thí điểm phân loại chất thải nhưng không thu gom và xử lý riêng đã làm người dân mất niềm tin khi công nhân môi trường gom chung chất thải đã phân loại của họ. Hiện nay ở nước ta có một số phương pháp xử lý: chôn lấp, với kỹ thuật đơn giản; đốt thường được ứng dụng trong xử lý chất thải nguy hại, chủ yếu là chất thải y tế. Trong khi CTRSH thường chứa độ ẩm cao, do đó phương pháp đốt không hiệu quả. Mặt khác, việc đầu tư một lò đốt công nghiệp thường yêu cầu kinh phí khá lớn. Biện pháp dùng CTRSH để sản xuất phân hữu cơ chỉ giải quyết được một lượng nhỏ CTRSH. Việc đầu tư dây chuyền công nghệ để sản xuất phân hữu cơ cũng khá tốn kém…

Trước tình hình trên, việc ban hành Luật 2020 thay thế Luật Bảo vệ môi trường 2014 với nhiều điểm mới mang tính đột phá, góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và quá tải của CTRSH.

Thứ nhất, với quy định bắt buộc hộ gia đình, cá nhân phân loại CTRSH thành 03 loại: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; CTRSH khác. Trong đó, chất thải thực phẩm khuyến khích sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi. Đối với chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế và chất thải thực phẩm không làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi thì hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải cho vào bao bì còn hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không bắt buộc phải cho vào bao bì như quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH; riêng CTRSH khác hộ gia đình, cá nhân ở cả đô thị và nông thôn đều phải chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH (khoản 1,3,4,5 Điều 75).

          Thứ hai, chất thải rắn sau khi cá nhân, hộ gia đình phân loại sẽ được vận chuyển đến nơi tập kết và xử lý. Việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sẽ được trả phí dựa trên khối lượng hoặc thể tích thay cho việc tính bình quân theo hộ gia đình hoặc đầu người như từ trước đến nay. Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý (khoản 1 Điều 79).

Như vậy, cơ chế thu phí này sẽ góp phần thúc đẩy người dân phân loại, giảm thiểu CTRSH phát sinh tại nguồn, do nếu không thực hiện việc này thì chi phí xử lý chất thải phải nộp sẽ cao. Quy định này theo khoản 7 Điều 79 được thực hiện chậm nhất là ngày 31/12/2024.

Để bảo đảm tính khả thi, khoản 2 Điều 77 đã đưa ra một số quy định như: cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH có quyền từ chối thu gom, vận chuyển CTRSH của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của CTRSH khác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn. Cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có trách nhiệm giám sát việc phân loại CTRSH của hộ gia đình, cá nhân; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ, xử lý hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý CTRSH theo quy định.

Tuy nhiên, để hững quy định trên đi vào cuộc sống, cần sự chung tay, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị nhằm sớm tháo gỡ những khó khăn sau:

Một là, việc thu phí CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo khối lượng hoặc thể tích sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhà này bỏ rác sang nhà kia hoặc vứt rác nơi công cộng để tránh việc nộp phí CTRSH cao.

Hai là, khoản 6 Điều 79 cho phép Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể lộ trình, hình thức và mức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH theo khối lượng, chủng loại phát sinh sẽ dẫn tới tình trạng thực hiện không đồng bộ giữa các địa phương.

Ba là, do chưa quy định cụ thể việc cân, đo CTRSH được thực hiện bởi người thu gom hay cá nhân, hộ gia đình, thực hiện bằng phương tiện của ai, vào thời điểm nào ... Vì vậy, sẽ mất thêm thời gian, công sức thống nhất, thực hiện cho cả người dân và người thu gom.

Bốn là, việc quy định hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng  CTRSH sau khi thực hiện phân loại vào các bao bì để chuyển giao. Vậy, vấn đề đặt ra là mẫu và quy chuẩn bao bì được quy định như thế nào, giá thành của các bao bì cũng là vấn đề mà người dân quan tâm.

Năm là, hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định có thể bị cơ sở thu gom từ chối thu gom, vận chuyển rác thải và thông báo đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xử lý theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường: phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. Quy định này của Luật 2020 khó thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, từ đó dẫn tới có tình trạng CTRSH không được thu gom hết hoặc không được thu gom sẽ làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

           Tuy việc thực hiện phân loại CTRSH của cá nhân, hộ gia đình tại nguồn và thu phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH là khó. Song không thể trì hoãn việc thực hiện muộn hơn với lộ trình của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Yêu cầu đặt ra là phải có các giải pháp, cơ chế để thực hiện tốt các quy định trên. Được như vậy sẽ giúp giải quyết cơ bản vấn đề CTRSH, góp phần bảo vệ môi trường đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng./.

Nguồn tài liệu:

Tài liệu giới thiệu Luật Bảo vệ môi trường năm 2022 của Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.

https://kinhtemoitruong.vn/quan-ly-chat-thai-ran-o-nhat-ban-va-bai-hoc-kinh-nghiem-cho-viet-nam-69680.htm

   Th.S GVC. Quách Thị Hạnh

               Khoa Nhà nước và pháp luật



Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới


Chi tiết  
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp


Chi tiết  
Đảng bộ huyện Kim Sơn làm tốt công tác dân vận


Chi tiết  
Công tác thi hành pháp luật trên địa bàn huyện Gia Viễn và một số kiến nghị


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com