Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1356397
Đang online: 13

          Các bài viết và sưu tầm
Cảnh báo và ngăn chặn các hiện tượng mê tín dị đoan bằng cơ sở triết học
09/03/2023 4:14:10 CH

Thời gian qua trên các trang thông tin và mạng xã hội nổi lên một số bài viết, video về các cô bói, thầy đồng… thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Đây không còn là một câu chuyện cũ trong đời sống tín ngưỡng của người Việt Nam nhưng điều đáng lo ngại là hiện tượng này càng ngày càng có chiều hướng gia tăng và có nhiều biến tướng. Vậy nguyên nhân do đâu? và ngăn chặn bằng những biện pháp nào? luôn là câu hỏi mà đời sống đặt ra và giải quyết liên tục mọi lúc, mọi nơi.

Nghiên cứu triết học Mác – Lênin đã chỉ rõ tôn giáo là sản phẩm do con người sáng tạo ra, phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người trước tự nhiên và xã hội. Tuy tôn giáo phản ánh hoang đường, hư ảo đời sống hiện thực khách quan nhưng sự phản ánh đó lại chứa đựng những giá trị phù hợp với nhu cầu tinh thần của con người trong những điều kiện lịch sử nhất định cho nên nó vẫn phát triển mạnh mẽ tới ngày nay. Tuy nhiên, trong xã hội Việt Nam hiện nay lại đang tồn tại một hiện tượng tinh thần khác với các tôn giáo chính thống, đó là mê tín dị đoan.

Mê tín dị đoan là gì? Nguyên nhân? Mê tín dị đoan là tin một cách mê muội vào những điều hoang đường, thần thánh, ma quỷ, định mệnh,… đây đều là những phán đoán không có cơ sở khoa học, gây ảnh hưởng đến nếp sống văn minh, cần loại trừ khỏi cuộc sống. Mê tín dị đoan được thể hiện rất đa dạng trong đời sống, cụ thể như: lên đồng, gieo quẻ, bói toán, gọi hồn, yểm bùa, chữa bệnh trừ tà,… Trong đó, hình thức phổ biến, được người dân đặt niềm tin nhất vẫn là “bói toán” – tức là người xem bói sẽ đoán những việc của quá khứ, hiện tại và tương lai của người đi xem bói một cách không có căn cứ khoa học, chỉ “nhìn mặt mà bắt hình dong” hoặc dựa vào tâm lý, nét mặt, cử chỉ của đối tượng mà thôi. Vẫn biết “bói ra ma, quét nhà ra rác”, nhiều người tự rước cái lo về mình, nhưng hình thức này ngày càng phát triển mạnh, nhất là giai đoạn đầu một năm mới, vì ai cũng có băn khoăn xem một năm tới sức khoẻ mình và người thân có ốm đau, bệnh tật gì không? công việc, buôn bán, làm ăn có trắc trở gì không? hôn nhân, gia đình, mồ mả có vấn đề gì phải lo lắng không? Để còn làm lễ cầu cúng, giải hạn,… Chính vì tâm lý chung ấy của xã hội mà việc xem bói ngày càng nở rộ và công khai.

Nhưng bản chất của vấn đề nằm ở chỗ chẳng có số phận nào được đặt sẵn để chúng ta cầu xin, chẳng có ma quỷ, thần thánh nào gây ra những vận hạn, đen đủi, rủi ro cho con người mà chỉ có con người thông qua các hoạt động thực tiễn tự tạo ra số phận, tương lai mình. Tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này đều xảy ra bởi những nguyên nhân nhất định, không có hiện tượng nào không có nguyên nhân. Mối quan hệ nhân  - quả là mối quan hệ khách quan, con người gây ra nhân nào sẽ gặp quả nấy, không phải cứ cầu xin, lễ bái mà được. Chính vì vậy, thầy bói không thể bói ra tương lai, và thực tế chúng ta thấy rằng không có thầy bói nào lại phán được tương lai của chính thầy, đúng như dân gian ta vẫn thường có câu “Tử vi xem số cho người; Số thầy thì để cho ruồi nó bâu”.

Mê tín đị đoan có vi phạm pháp luật không? Trong khi Nhà nước Việt Nam cho phép và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân nhưng nghiêm cấm mọi hoạt động mê tín dị đoan nhằm đảm bảo trật tự xã hội và nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa. Mê tín dị đoan là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm xảy ra. Chẳng hạn nếu hành vi bói toán gây ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự, an toàn xã hội, gây hoang mang trong dư luận, đưa thông tin sai sự thật... nhằm mục đích thực hiện hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản với số tiền từ 2 triệu đồng trở lên, người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015… Thời gian qua, đã có rất nhiều trường hợp bị phạt tiền, nhiều vụ án do bói toán lừa đảo gây hệ quả nghiêm trọng, thậm chí chết người, nhưng người dân vẫn thiếu cảnh giác và tin theo một cách mù quáng, gây lãng phí về tiền bạc và thời gian.

Rõ ràng chính tâm lý xã hội hiện nay đang có những yếu tố cản trở việc đưa các chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng vào trong đời sống. Tiêu biểu nhất thời gian gần đây (tháng 02/2023), nhiều video xem bói qua hình thức bổ cau của cô đồng tên Trương Hương ở Hải Dương được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy có rất nhiều người đến xem bói. Sau mỗi câu hỏi, cô đồng thường nói “đúng nhận, sai cãi”, thu hút hàng trăm nghìn lượt xem mặc dù những câu nói của cô đồng khá chung chung, kiểu “Số cô chẳng giàu thì nghèo; Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà…”. Tuy nhiên, sự việc không chỉ dừng ở đó, nhiều Tiktoker, Youtuber đã diễn lại cảnh xem bói online và thêm những câu từ, động tác hài hước, làm cho việc xem bói đó ngay lập tức trở thành một phong trào lan truyền nhanh chóng, nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên. Mặc dù chỉ là những video mang tính giải trí nhưng vô hình chung hành động này có thể gián tiếp cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội, cần phải ngăn chặn.

Biện pháp ngăn chặn? Mê tín dị đoan có nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển chung của xã hội, tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, nên trong quá trình ngăn chặn, xử lí cần khéo léo, thận trọng, kịp thời bằng một số biện pháp sau:

Thứ nhất, mỗi người cần tự nâng cao nhận thức, phân biệt rõ tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan, từ đó có hành động nhằm bài trừ mê tín dị đoan khỏi sinh hoạt xã hội. Đồng thời, phải đặt niềm tin vào chính bản thân mình, luôn cố gắng học tập, chăm chỉ lao động, sống tích cực, gây dựng những điều tốt đẹp như bản thân mong muốn thì không bao giờ phải cầu xin thần thánh nào.

Thứ hai, tuyên truyền sâu rộng thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, để trang bị cho mọi người cơ sở lí luận và những hiểu biết cần thiết để có thể phân biệt được đúng/sai, lợi/hại, tránh mọi nhầm lẫn ngộ nhận, không mơ hồ trước những sự xuyên tạc của bọn “buôn thần bán thánh” và mọi luận điệu xuyên tạc của kẻ thù.

Công khai vạch trần thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng thầy bói, cô đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm gương để người dân thấy rõ hệ lụy nguy hiểm của mê tín dị đoan, tự nâng cao cảnh giác, hiểu rõ để đấu tranh loại bỏ nó khỏi đời sống xã hội.

Thứ ba, tăng cường quản lý nhà nước. Cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để truyền bá mê tín dị đoan, kinh doanh tâm linh. Công tác quản lý, tổ chức các lễ hội chặt chẽ hơn nữa để các hoạt động mê tín dị đoan không diễn ra tự phát, tràn lan.

Tóm lại, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội, đời sống luôn có những thuận lợi, thành công và cả thất bại, đau khổ, bế tắc khiến con người cần một chỗ dựa tinh thần, gửi gắm niềm tin để vượt qua những khó khăn đó. Nhưng niềm tin cần phải đặt đúng chỗ, được xử lý bằng tư duy khoa học dựa trên những kiến thức triết học Mác - Lênin, từ đó quay trở lại tác động tích cực đến sự phát triển của bản thân và xã hội. Có như vậy mới từng bước hạn chế tình trạng mê tín, dị đoan trong xã hội, phát huy được các giá trị tích cực vốn có trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của dân tộc ta.

                                                                       Họ và tên: Đàm Thị Hồng

                                                        Giảng viên Khoa Lý luận cơ sở



Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới


Chi tiết  
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp


Chi tiết  
Đảng bộ huyện Kim Sơn làm tốt công tác dân vận


Chi tiết  
Công tác thi hành pháp luật trên địa bàn huyện Gia Viễn và một số kiến nghị


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com