Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1366364
Đang online: 11

          Các bài viết và sưu tầm
Yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, hành chính cho cán bộ, công chức cấp xã trong bối cảnh chuyển đổi số ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay
17/01/2023 9:32:45 SA


Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ngày càng phát triển, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số đang là một xu hướng khách quan, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay có vị trí quan trọng, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, giữ vai trò quyết định trong việc quán triệt, tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương.

Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là cơ sở duy nhất của tỉnh có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh về trung cấp lý luận chính trị - hành chính; bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính. Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã (CBCCCX) là đối tượng ĐTBD chủ yếu của Trường Chính trị tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị (khoá XI) về “tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý”, Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 09/02/2018 của Ban Bí thư (khoá XII) về “tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới”, Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 28/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, công tác ĐTBD cho đội ngũ CBCCCX ở tỉnh Ninh Bình đã được triển khai đồng bộ và tiến hành thường xuyên, đạt được kết quả quan trọng. Nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở nói chung, CBCCCX nói riêng đã có sự chuyển biến rõ nét; họ coi việc tham gia ĐTBD là trách nhiệm, nghĩa vụ và là yêu cầu bắt buộc. Bên cạnh đó, nhiều loại hình ĐTBD như tập trung, vừa làm vừa học, dài hạn, ngắn hạn với nhiều nội dung lồng ghép đa dạng được mở ra tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CBCCCX tham gia học tập một cách phù hợp. Vì vậy mà trình độ lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước của CBCCCX được nâng lên một bước, chất lượng, hiệu quả công việc của họ ngày càng cao hơn, góp phần quan trọng vào thành tựu công cuộc đổi mới ở địa phương. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan nên hiệu quả thực thi công vụ của CBCCCX trên địa bàn tỉnh chưa đồng đều; công tác ĐTBD lý luận chính trị, hành chính cho CBCCCX vẫn còn hạn chế: kết cấu nội dung, chương trình ĐTBD ở một số phần học vẫn còn nặng về lý thuyết, chưa sát với nhu cầu cảu người học; phương pháp ĐTBD có lúc chưa phù hợp; công tác tham mưu, phối hợp ở một số khâu trong ĐTBD chưa thực sự hiệu quả; công tác quản lý đôi khi chưa sát sao; một số giảng viên, báo cáo viên tham gia ĐTBD còn thiếu kiến thức thực tiễn; cơ sở vật chất phục vụ ĐTBD còn nhiều thiếu thốn; ý thức học tập, rèn luyện của một số học viên còn thấp; chế độ chính sách cho học viên còn bất cập;....

Bên cạnh đó, một bộ phận CBCCCX ở Ninh Bình còn hạn chế về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng thực thi công vụ, tinh thần thái độ, phong cách làm việc. Qua khảo sát, đến tháng 12/2021 vẫn còn 11,7% cán bộ, 41,0% công chức cấp xã chưa đạt trình độ Trung cấp lý luận chính trị; tỷ lệ chưa qua bồi dưỡng ngạch chuyên viên tương ứng là 15,49% và 40,82%[1].

  Trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới; để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, công tác ĐTBD cán bộ nói chung, CBCCCX nói riêng ở tỉnh Ninh Bình phải tập trung thực hiện nhiệm vụ “xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức và tính tiền phong, gương mẫu, luôn đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có uy tín, có ý thức tổ chức kỷ luật; ....”[2], thực hiện  mục tiêu đến năm 2025: “60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý, quản lý và luân chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng”, “100% văn bản (trừ văn bản mật theo quy định) trao đổi giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội được thực hiện dưới dạng điện tử, chữ ký số”; đến năm 2030: “ 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng”[3].

Từ những mục tiêu định hướng trên có thể xác định mục tiêu chung nâng cao chất lượng công tác ĐTBD CBCCCX ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 và những năm tiếp theo là: tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng, hiệu quả công tác ĐTBD nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị, hành chính, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực tổ chức thực tiễn cho CBCCCX của tỉnh Ninh Bình, giúp CBCCCX hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

          Mặt khác từ nay đến năm 2030, các cấp ủy cơ sở sẽ tổ chức đại hội (vào năm 2025 và năm 2030), một số cán bộ lớn tuổi có thể không đủ tuổi tái cử hoặc đã đủ tuổi nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, do đó sẽ có sự thay đổi lớn về nhân sự cán bộ chủ chốt ở cấp xã. Để chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng nhằm đáp ứng việc thay thế khoảng 20% đến 30% số cán bộ đương nhiệm, thực hiện được mục tiêu chung về xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, ngay từ thời điểm này, các cấp ủy đảng phải làm tốt công tác chuẩn bị nhân sự, trong đó ĐTBD lý luận chính trị, hành chính cho đội ngũ CBCCCX ở Ninh Bình cần tập trung phấn đấu đạt được những mục tiêu cụ thể sau: 100% cán bộ cấp xã và đối tượng dự nguồn đạt trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 100% công chức cấp xã được bồi dưỡng ngạch chuyên viên trở lên; xác định đúng đối tượng cần ĐTBD, chú trọng cán bộ nữ, cán bộ là người có đạo và dân tộc thiểu số; 100% CBCCCX được rèn luyện và nâng cao đạo đức cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phong cách lãnh đạo, quản lý chủ động, sáng tạo, có lối sống giản dị, chan hòa gắn bó với Nhân dân, tôn trọng kỷ luật, nghiêm túc tự phê bình và phê bình, đề cao trách nhiệm cá nhân, thống nhất giữa nói và làm; thường xuyên gắn bó với Nhân dân, gương mẫu về mọi mặt. Công chức cấp xã phải có kiến thức sâu về chuyên môn trên lĩnh vực công việc được phân công, nắm vững nghiệp vụ quản lý, linh hoạt xử lý các tình huống, làm tốt công tác dân vận, khéo léo trong hành vi ứng xử hằng ngày với Nhân dân. 

          Để đáp ứng mục tiêu trên, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số và hội nhập quốc tế, công tác ĐTBD CBCCCX ở Ninh Bình về lý luận chính trị, hành chính cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, ĐT, BD để nâng cao năng lực, trình độ. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số và để phục vụ người dân tốt hơn, đội ngũ CBCCCX phải có năng lực, trình độ để thực hiện nhiệm vụ chính trị, cung ứng dịch vụ công một cách hiệu quả. Điều đó đặt ra những yêu cầu đối với công tác ĐTBD nhằm giúp đội ngũ cán bộ, công chức vừa nắm vững các nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, hiểu biết chính sách, pháp luật của Nhà nước, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vừa thông thạo kỹ năng hành chính, có năng lực làm việc và ứng xử phù hợp, đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng chính quyền cơ sở hiện đại, chuyên nghiệp, phục vụ tốt nhất nhu cầu của công dân.

Thứ hai, CBCCCX cần có tư cách đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, có trách nhiệm công vụ, đáp ứng cao nhất các nhu cầu của người dân, góp phần xây dựng và củng cố niềm tin của Nhân dân, xã hội đối với hệ thống chính trị cơ sở. Điều này đòi hỏi công tác ĐTBD phải giúp cho đội ngũ CBCCCX có năng lực thực thi công vụ, tính chuyên nghiệp, đạo đức, liêm chính, minh bạch, trách nhiệm và bảo đảm chất lượng dịch vụ công cung ứng cho người dân, có ý thức trách nhiệm và thái độ, hành vi chuẩn mực trong thực thi công vụ, nhiệm vụ.

Thứ ba, ĐTBD đội ngũ CBCCCX để họ có tư duy sáng tạo, đổi mới và có năng lực thích ứng với sự thay đổi, có khả năng vận dụng hiệu quả lý luận vào thực tiễn; nắm bắt, tiếp thu các kiến thức, kỹ năng mới trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và hội nhập quốc tế, công nghệ thông tin và chuyển đổi số được ứng dụng sâu, rộng trong quá trình thực thi công cụ. Có như vậy, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, chất lượng dịch vụ công mà chính quyền cơ sở cung ứng cho xã hội mới bảo đảm tính nhanh chóng, hiệu quả, chính xác, đầy đủ, phục vụ tốt nhất cho các tổ chức và công dân.

Thứ tư, ĐTBD để đội ngũ CBCCCX luôn tuân thủ các chuẩn mực trong giao tiếp công vụ, văn hóa công sở, tích cực xây dựng văn hóa thực thi công vụ theo hướng phục vụ.

Vì vậy, quá trình ĐTBD CBCCCX về lý luận chính trị, hành chính của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới cần hướng đến việc thực thi đầy đủ các nội dung, đổi mới phương pháp, phương thức để góp phần xây dựng, phát triển đội ngũ CBCCCX đạt về cả chất và lượng, thạo việc, thực việc, tận tụy với Nhân dân./.



[1] Tổng hợp từ báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Ninh Bình.

[2] Tỉnh uỷ Ninh Bình (2020),Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XII, tr.113-114.

[3] Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 20/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

 

Nguyễn Thị Hoa Nhài

Trưởng khoa Lý luận cơ sở



Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay


Chi tiết  
Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới


Chi tiết  
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp


Chi tiết  
Đảng bộ huyện Kim Sơn làm tốt công tác dân vận


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com