Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1367323
Đang online: 10

          Các bài viết và sưu tầm
Vận dụng Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới vào giảng dạy Chương trình Trung cấp LLCT
05/01/2023 10:28:12 SA

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về“Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, ngày 09/11/2022 đã ban hành Nghị quyết về “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới” (Nghị quyết 27). Nghị quyết được ban hành nhằm tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, với cách tiếp cận có nội dung bao trùm, toàn diện, tổng quát hơn, cả về lý luận, nhận thức và thực tiễn về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân theo nguyên tắc pháp quyền. Sau khi BCHTƯ Đảng ban hành Nghị quyết, ngày 28/11/2022, Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch số 11-KH/TW để triển khai thực hiện Nghị quyết, thể hiện sự quyết tâm cao của Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đây là lần thứ ba BCHTƯ Đảng ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng Nhà nước và là lần đầu tiên ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Trong phạm vi bài viết, tôi xin được trao đổi một vài nội dung cơ bản về việc vận dụng Nghị quyết 27 vào giảng dạy Bài 1 “Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” phần “Nội dung cơ bản về Nhà nước và pháp luật Việt Nam”, chương trình Trung cấp lý luận chính trị.

Nghị quyết 27 khẳng định rõ 08 đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, Đảng ta xác định thống nhất, đầy đủ, rõ ràng về các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong một Nghị quyết của Trung ương trên cơ sở Cương lĩnh, Hiến pháp và Văn kiện Đại hội Đảng các nhiệm kỳ, phù hợp với những đặc trưng, giá trị phổ quát của nhà nước pháp quyền đã được thế giới công nhận, đồng thời thể hiện được tính đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đây là một điểm mới, nổi bật của Nghị quyết này. Vì vậy, đòi hỏi giảng viên khi giảng dạy tiểu mục “1.2.2. Khái niệm và đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” cần cập nhật được những nội dung này, truyền đạt cho học viên nắm được 8 đặc trưng cơ bản nói trên. Bao gồm:

(1) Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

(2) Nhà nước pháp quyền XHCN Việt NamNhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

(3) Quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật.

(4) Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.

(5) Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

(6) Hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm minh và nhất quán.

(7) Độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

(8) Tôn trọng và bảo đảm thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị trình bày 5 đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (từ đặc trưng thứ 1 đến thứ 5), với đặc trưng thứ 5 thì Nghị quyết 27 bổ sung một số điểm mới, đó là phân công “rành mạch”, phối hợp “chặt chẽ” và kiểm soát “hiệu quả” giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Để thực hiện hiệu quả quyền lực nhà nước, phòng ngừa sự lạm quyền, lộng quyền, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, quyền lực nhà nước phải được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát hiệu quả.

Từ đặc trưng thứ 6 đến thứ 8, là các đặc trưng cốt lõi, phổ biến của mọi nhà nước pháp quyền nên Nghị quyết 27 chỉ rõ Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cũng có các đặc trưng này.

Đặc trưng thứ 6 là đặc trưng mang tính phổ biến của mọi nhà nước pháp quyền; là điều kiện cần và đủ để bảo đảm xã hội có trật tự, kỷ cương, xác lập được vị trí tối thượng của pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Đặc trưng thứ 7 là một trong những đặc trưng cốt lõi, được thừa nhận rộng rãi, như một giá trị không thể thiếu của nhà nước pháp quyền để thực hiện pháp luật công bằng, nghiêm minh, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ công lý. Sự độc lập của Tòa án là sự độc lập giữa các Tòa án bên trong hệ thống của mình; độc lập của thẩm phán và hội thẩm khi xét xử, nghiêm cấm mọi sự can thiệp vào hoạt động xét xử; độc lập trong khuôn khổ quyền lực nhà nước là thống nhất do Đảng lãnh đạo.

Đặc trưng thứ 8 là đặc trưng phổ biến của nhà nước pháp quyền, thể hiện trách nhiệm của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Hội nhập quốc tế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và góp phần tích cực gìn giữ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.

Để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam với các đặc trưng nói trên, Nghị quyết 27 đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp như sau:

(i) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nưóc pháp quyền XHCN Việt Nam.

(ii) Bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con ngưòi, quyền công dân.

(iii) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

(iv) Tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội.

(v) Tiếp tục thực hiện tốt thiết chế Chủ tịch nước theo Hiến pháp.

(vi) Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

(vii) Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

(viii) Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

(ix) Tăng cường, chủ động hội nhập quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

(x) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và Nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN  Việt Nam.

Trong số 10 nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết xác định thì các nhiệm vụ, giải pháp 1, 5, 9 là những giải pháp mới được bổ sung (giáo trình trình bày theo Văn kiện Đại hội XIII nên không có các giải pháp này). Do đó, khi giảng dạy mục“3. Định hướng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” giảng viên cần cập nhật những nội dung nói trên để truyền tải đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới đến học viên. Vừa truyền thụ kiến thức vừa là một hình thức để thực hiện giải pháp thứ nhất mà Nghị quyết 27 đã vạch ra “Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”.

Với giải pháp 2, bên cạnh việcbảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân Nghị quyết 27 bổ sung thêm nội dungthượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân”. Giáo trình trình bày giải pháp này ở định hướng thứ 1, tiểu mục “3.1. Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân”. Với giải pháp này, Nghị quyết 27 đã nhấn mạnh phát huy dân chủ phải đi đôi với tăng cường pháp chế, đề cao đạo đức xã hội và trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, đấu tranh kiên quyết với những biếu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức; xử lý nghiêm mọi hành vi lợi dụng dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Ngoài ra, cần xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong hệ thống chính trị và toàn xã hội; tiếp tục thể chế hoá, cụ thể hoá kịp thời, đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng và quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; nội luật hoá các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Với giải pháp 8, Nghị quyết 27 gắn nội dung “hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước” cùng nhóm với nội dung “đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”, Văn kiện Đại hội XIII trình bày hai nội dung này riêng rẽ ở các phần khác nhau và do vậy giáo trình cũng trình bày nội dung “hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước” ở định hướng thứ 3, tiểu mục “3.3. Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước”, còn nội dung “đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” ở định hướng thứ 5, tiểu mục “3.5. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác”. Giảng viên cần trình bày được các nội dung mới trong giải pháp này để truyền đạt đến học viên, với các vấn đề cốt lõi đó là, xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực trong nội bộ hệ thống thực thi quyền lực nhà nước và phương thức kiểm soát từ bên ngoài vào hệ thống cơ quan thực thi quyền lực nhà nước; nghiên cứu thành lập các thiết chế mới về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; ban hành các quy định về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; trong công tác xây dựng pháp luật và quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Với giải pháp 10, Nghị quyết 27 chỉ rõ “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng” gắn liền với “phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam  và Nhân dân” trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Với các nội dung cơ bản, đó là:

 Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, thống nhất của Đảng, phát huy trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo và hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, điều hành của Nhà nước.

Tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá, hoàn thiện, thực hiện tốt cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ" và phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích và hạnh phúc của Nhân dân; phát huy đầy đủ quyền làm chủ, tính tích cực, sáng tạo của Nhân dân. Hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò của Nhân dân tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, các quy định cụ thể để tăng cường và bảo đảm Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình; bảo đảm các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, thực sự gương mẫu, đi đầu trong việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, phát huy đầy đủ, hiệu quả vai trò của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế để MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là vấn đề rất cơ bản, rộng lớn, phức tạp, nhạy cảm, hệ trọng, liên quan đến sự tồn vong của chế độ, sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo con đường XHCN mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn”1. Với Nghị quyết 27, các đặc trưng, các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới được xác định rõ, đầy đủ. Vì vậy, giảng viên cần cập nhật được các điểm mới cơ bản của Nghị quyết vào bài giảng.

CHÚ THÍCH:

(1)       https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/xay-dung-hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-xhcn-la-van-de-rat-co-ban-rong-lon-phuc-tap-nhay-cam-he-trong-lien-quan-den-su-ton-vong-cua-che-do-119221003120201732.htm, đăng ngày 03/10/2022

                    Giảng viên: Đinh Thị Tuyết Nhung

                  Khoa Nhà nước và pháp luật 



Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay


Chi tiết  
Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới


Chi tiết  
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp


Chi tiết  
Đảng bộ huyện Kim Sơn làm tốt công tác dân vận


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com