Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1366708
Đang online: 6

          Các bài viết và sưu tầm
Huyện Nho Quan thực hiện tốt chính sách dân tộc
24/11/2022 8:54:51 SA

Nho Quan là huyện thuộc phía Tây Bắc tỉnh Ninh Bình giáp với các huyện Yên Thủy, Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình), huyện Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa) và các huyện Gia Viễn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình với diện tích tự nhiên 458,3 km2 . Toàn huyện có 26 xã, 01 thị trấn với tổng số 286 thôn (bản), tổ dân phố, dân số 169.216 người, trong đó hộ dân tộc thiểu số là 7.901 hộ với 28.861 nhân khẩu chiếm 17% dân số trong toàn huyện (dân tộc Mường chiếm trên 97%, các dân tộc thiểu số khác chiếm trên 3%) sinh sống rải rác và đan xen trên địa bàn các xã của huyện. Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ có 7 xã (Thạch Bình, Cúc Phương, Yên Quang, Văn Phương, Kỳ Phú, Phú Long, Quảng Lạc) khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) miền núi.

Những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của huyện nói chung và vùng đồng bào DTTS nói riêng tiếp tục có bước phát triển khá, đời sống của đồng bào ngày một nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện là 5,83%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,81%; chất lượng giáo dục vùng dân tộc và miền núi được nâng lên, quy mô trường lớp, các bậc học ở vùng đồng bào ngày càng mở rộng; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được quan tâm; quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, công tác dân tộc, việc quán triệt các văn bản về công tác dân tộc, được các cấp chính quyền và các cơ quan thực hiện nghiêm túc, như: Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc; Nghị quyết số 120/2020/QH14, ngày 19/6/2020 của Quốc hội khóa XIV về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025; Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, ngày 02/10/2015, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021; Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, ngày 28/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác...

Các văn bản trên được tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn tới cán bộ, đảng viên, UBND các xã vùng DTTS và miền núi đã tạo được sự đồng thuận trong quá trình tổ chức thực hiện.

Với sự chủ động, tích cực của UBND huyện, cơ quan chức năng và chính quyền các xã, thị trấn, việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc đạt được kết quả tích cực:

Chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS:

Hằng năm, UBND huyện thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người uy tín: tổ chức cho đoàn công tác là người có uy tín đi học tập trao đổi kinh nghiệm tại một số địa phương trong tỉnh; gặp mặt các đồng chí lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, đi viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm quan một di tích lịch sử tại Hà Nội; tổ chức gặp mặt thăm hỏi, động viên kịp thời đối với người có uy tín nhân dịp Tết Nguyên đán và tết của đồng bào dân tộc hoặc khi bị ốm đau, qua đời, gia đình không may gặp rủi ro, thiên tai; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội cho người có uy tín.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 57 người uy tín đã phát huy tính gương mẫu trong cuộc sống, tích cực vận động người dân chấp hành tốt, thay đổi nếp nghĩ cách làm theo hướng tích cực, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện luôn phát huy vai trò, trách nhiệm là hạt nhân trong các phong trào thi đua yêu nước đã góp phần tích cực giảm thiểu tình trạng tảo hôn và các phong trào khác.

Chính sách hỗ trợ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập:

Những năm qua huyện thường xuyên quan tâm thực hiện việc đổi mới công tác dạy và học ở các cấp học, bậc học và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, hỗ trợ, ưu tiên của Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi; chú trọng củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú theo Quyết định số 1640/QĐ-TTg, ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trường học thẩm định và xét duyệt đối tượng, hồ sơ được hưởng chính sách đúng theo quy định, đảm bảo kịp tiến độ thời gian, chính xác về đối tượng hưởng chính sách; các đơn vị nhà trường có học sinh bán trú trên địa bàn huyện thực hiện đầy đủ các quy định, văn bản hướng dẫn của tỉnh. Thực hiện tốt các nội dung việc xét duyệt đối tượng học sinh thụ hưởng và phương án, cách thức chi trả chế độ. Kết quả đã hỗ trợ chi phí học tập cho 212 đối tượng với tổng số tiền 106 triệu đồng; miễn giảm học phí cho 726 đối tượng với tổng số tiền 504,618 triệu đồng.

Chính sách cho vay vốn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đối với hộ nghèo đồng bào DTTS:

Với chính sách ưu tiên lãi suất cho vay đối với vùng đồng bào DTTS, hộ nghèo và cận nghèo, UBND huyện và Ngân hàng Chính sách - Xã hội tiếp tục thực hiện cơ chế ưu đãi về lãi suất phù hợp với khả năng tài chính của Nhà nước và của đối tượng vay vốn trong từng thời kỳ. Mức độ ưu đãi về lãi suất phân biệt theo các nhóm đối tượng thụ hưởng. Các mức lãi suất cho vay hiện nay được áp dụng cho các đối tượng hộ nghèo là 6,6%/năm; lãi suất cho vay đối với hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ. Tính đến ngày 18/11/2021 đã có 1.897 hộ DTTS được vay vốn ngân hành chính sách, với tổng dư nợ là 66.693 triệu đồng.

Đặc biệt, các cấp, ngành huyện Nho Quan tập trung triển khai thực hiện tốt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (đến nay toàn huyện có 26/26 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 01 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu), hỗ trợ phát triển đa dạng sinh kế ở các vùng đồng bào DTTS; tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS còn 5,83%.

Tuy nhiên, ở các vùng đồng bào DTTS của huyện cũng còn rất nhiều khó khăn: điều kiện sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, tập quán canh tác còn mang tính quảng canh, do vậy thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; bên cạnh đó, trình độ và nhận thức của đồng bào chưa đồng đều, một bộ phận đồng bào chưa thật sự chủ động, tình hình an ninh trật tự ở một số địa bàn có lúc, có nơi còn tiềm ẩn phức tạp, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, dễ gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội…

Thực hiện Quyết định 861/QĐ-TTg, ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 433/QĐ-UBDT, ngày 18/6/2021 của Ủy ban Dân tộc, nên hiện nay trên địa bàn huyện Nho Quan không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn và không có đối tượng thụ hưởng chính sách miễn, giảm học phí, chỗ trợ chi phí học tập.

Để phát huy tốt hơn những kết quả đã đạt được và khắc phục những khó khăn trong việc thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn, các cấp, các ngành và chính quyền huyện Nho Quan cần tiếp tục thực hiện tốt một số công việc sau:

Một là, công tác tuyên truyền, vận động phải được làm thường xuyên, liên tục và phải xác định đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, gắn việc tuyên truyền vận động với các nội dung đảm bảo tính phù hợp, hiệu quả.

Hai là, phát huy vai trò, trách nhiệm của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, tích cực thực hiện phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do các cấp, các ngành phát động; cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, chính sách của Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Ba là, các cấp, ngành và chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện tập trung triển khai thực hiện thống nhất, động bộ các chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, gắn với các chương trình phát triển, bảo tồn, gìn giữ văn hóa vùng đồng bào dân tộc, chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục, y tế, đảm bảo an ninh vùng dân tộc, các cụm giáp danh, giúp người dân vùng đồng bào dân tộc yên tâm sản xuất và giao lưu văn hóa… 

Với tinh thần đoàn kết, phát huy nội lực, vượt qua những khó khăn đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện cùng với sự quan tâm thường xuyên, sâu sắc của Đảng và Nhà nước, chính quyền các cấp đối với vùng đồng bào DTTS, miền núi đã góp phần quan trọng vào những kết quả thực hiện các chính sách dân tộc mà huyện đã đạt được trong giai đoạn vừa qua.

Tài liệu tham khảo:

1. Báo cáo số 269/BC-UBND, ngày 07/6/2022 của UBND huyện Nho Quan, đánh giá tình hình thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc 6 tháng đầu năm 2022.

2. Báo cáo số 333/BC-UBND, ngày 24/6/2022 của UBND huyện Nho Quan, tình hình thực hiện các chính sách cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2021, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách phù hợp với tình hình mới.

3. Báo cáo số 148/BC-UBND, ngày 06/4/2022 của UBND huyện Nho Quan, tình hình tình triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2010-2021.

                  GVC Ths. Quách Thị Cúc – GV Ths. Trịnh Thị Hoà

                                     Khoa Nhà nước và pháp luật



Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay


Chi tiết  
Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới


Chi tiết  
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp


Chi tiết  
Đảng bộ huyện Kim Sơn làm tốt công tác dân vận


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com