Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1369869
Đang online: 22

          Các bài viết và sưu tầm
Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0
27/09/2022 2:22:58 CH

Theo Klaus Schwab - người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới đưa ra cách hiểu về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học"1.

Với sự ra đời của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tác động đến rất nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực giáo dục. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay, theo tác giả cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất: đối với nội dung dạy học

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thay đổi mạnh mẽ nhu cầu về nguồn nhân lực, cơ cấu ngành nghề và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với quá trình giáo dục là đáp ứng nhu cầu xã hội, không chỉ đào tạo ra những người lao động có đủ kỹ năng mới để thích nghi với biến đổi nhanh chóng của môi trường sản xuất, kinh doanh mà còn vững vàng về lập trường tư tưởng, có đạo đức, lối sống lành mạnh kiên quyết đấu tranh chống lại những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Vậy cần phải thay đổi nội dung giáo dục như thế nào để thích ứng với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Hiện nay, nội dung đào tạo không chỉ chú trọng vào việc truyền tải kiến thức cơ bản cho người học về các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội mà còn trang bị các kỹ năng như: các kiến thức và kỹ năng liên quan tới nhận thức, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, khả năng ứng phó với thay đổi, khả năng làm việc sáng tạo; kỹ năng về thể chất: kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp, kỹ năng số và kết nối internet; các kỹ năng về xã hội như: giao tiếp, ứng xử, giải quyết xung đột, làm việc theo nhóm, tạo lập và duy trì quan hệ… giúp cho người học mở rộng kiến thức, đáp ứng yêu cầu tốt hơn đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, việc đào tạo cái gì, nội dung như thế nào cần chú trọng tới nhu cầu, khả năng của từng người học và của cả xã hội.

Thực tiễn cho thấy, dưới tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0, một số công việc sẽ biến mất và con người sẽ bị thay thế bởi robot trong lao động. Vì vậy, nội dung dạy học cần phải quan tâm trang bị cho người học cả những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với các thách thức và yêu cầu công việc thay đổi để tránh nguy cơ bị đào thải; đồng thời trang bị cho người học những công cụ để tự giải quyết vấn đề với cái nhìn đa diện, giải quyết xung đột, thích ứng nhanh với mọi tình huống.

Thứ hai: đối với phương pháp, phương tiện dạy học 

Phương pháp dạy học chính là cách thức hoạt động giữa thầy và trò để nhằm đạt được mục tiêu dạy học xác định đồng thời phù hợp với nội dung và các điều kiện dạy học cụ thể. Do đó, chất lượng dạy học không chỉ chú trọng đến nội dung mà điều quan trọng là truyền tải đến người học bằng phương pháp nào.

Trên thực tế các trường học cũng đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như: đóng vai, thảo luận nhóm, trò chơi,... trong đó chú trọng việc lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tính sáng tạo, tự giác của người học. Bên cạnh đó, để giúp người học tiếp cận nhanh với công nghệ mới, quá trình dạy học và đào tạo nghề cũng cần ứng dụng các công nghệ mới nhất của cách mạng 4.0 cần áp dụng các phương tiện dạy học tiên tiến, hiện đại để truyển tải kiến thức đến người học một cách nhanh nhất, có hiệu quả nhất như: máy tính, máy chiếu, bàn học thông minh…. Vì vậy, quá trình dạy học không đơn thuần được triển khai theo hình thức lớp học truyền thống, mà cần có sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ, thông qua các lớp học trực tuyến. Điều này cho phép giáo viên có thể phát huy hết khả năng, tạo môi trường thuận lợi cho người học tự học, tự tiến bộ, tự tư duy.

Với việc cải tiến chất lượng làm việc của thầy và trò, với sự hỗ trợ của các thiết bị nghe - nhìn - kỹ thuật số, giáo dục thời đại 4.0 giúp tăng cường thông tin liên tục, bổ sung chuẩn xác vào độ xác thực của nhiệm vụ học tập và thông tin nâng cao; giúp tăng động cơ của người học; thúc đẩy việc học độc lập và trang bị cho người học cách tự kiểm soát việc học của mình; phát triển tư duy người học ở cấp độ cao hơn, có năng lực ứng dụng kiến thức và kỹ năng phân tích vấn đề thách thức, nắm bắt khái niệm rộng, có khả năng sáng tạo ý tưởng và đưa ra giải pháp mới, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc liên kết, tự chủ, nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn.

Bên cạnh đó, trong môi trường giáo dục của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, người thầy còn đảm nhiệm thêm các vai trò xúc tác, điều phối và hướng dẫn người học nắm bắt được các nhu cầu, xu hướng mới cũng như chuẩn bị cho họ các công cụ cần thiết để tự học, tự rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Trước lượng kiến thức và thông tin khổng lồ của thời đại, giảng viên cần sử dụng nhiều phương pháp, phương tiện kết nối internet để điều chỉnh định hướng chất lượng và ý nghĩa của nguồn thông tin, tạo nên tương tác tích cực và hỗ trợ hiệu quả cho người học, cung cấp cho họ những tri thức mới và năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, góp phần tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội.

Ngoài ra, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải thay đổi phương thức và phương pháp đào tạo, với việc ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Các trường cần chuyển đổi sang mô hình đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục với doanh nghiệp hoặc hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để chia sẻ các nguồn lực chung, trong đó lấy người học làm trung tâm và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng nhằm đào tạo ra những người lao động tương lai có năng lực làm việc trong môi trường sáng tạo và cạnh tranh.

Thứ ba: đối với hình thức tổ chức dạy học 

Trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, hình thức tổ chức dạy và học cũng đa dạng hơn, phong phú hơn, đó không chỉ là áp dụng hình thức học tập trên lớp mà còn tự học ở nhà, học trực tiếp sang học trực tuyến… trong đó người thầy phải đóng vai trò là tác nhân tích cực tác động tới người học thông qua việc tìm tòi phương thức và cấu trúc hỗ trợ người học phát triển các kỹ năng học tương tác, học công tác và học độc lập; giúp hình thành tư duy phản biện, óc sáng tạo và nhiệt tình khoa học trong người học, từ đó giúp họ có thể tự học, tự đổi mới suốt đời. Điều đó đòi hỏi người thầy không chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn mà còn phải là người hỗ trợ tâm lý con người, tâm lý xã hội, cung cấp các dịch vụ… hướng dẫn cho người học; luôn phải nâng cao kỹ năng của mình trên cơ sở áp dụng phương pháp dạy - học có tính cạnh tranh với công nghệ số. Khi thay đổi trong cách dạy, cách học, ngành giáo dục sẽ thay đổi cách đánh giá người học không còn đóng khung trong các lớp học và giờ học trên lớp mà vừa phải áp dụng việc đánh giá kiến thức lý thuyết, vừa kết hợp đánh giá các kỹ năng mà người học được đào tạo, cũng như thái độ đối với nghề nghiệp khi mình đảm nhiệm.

Với sự tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi toàn bộ nền sản xuất xã hội, từ đó kéo theo những biến đổi căn bản của thị trường lao động quốc gia. Điều đó đòi hỏi ngành giáo dục cần có những thay đổi phù hợp. Tiếp tục đổi mới tư duy về phát triển giáo dục và đào tạo; đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phương thức đánh giá kết quả học tập; đổi mới công tác bồi dưỡng và đào tạo giáo viên theo hướng thực học, thực nghiệp; tăng cường khả năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; có chính sách thu hút nhân tài; tăng cường liên kết, hợp tác, giao lưu cán bộ, chuyên gia trong hoạt động giảng dạy; tạo môi trường giáo dục đại học có tính sáng tạo cao; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng và công nghệ cho giáo dục; thu hút các nguồn ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo giảng viên; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy - học và quản lý đào tạo đáp ứng ngày cào tốt hơn yêu cầu của thực tiễn của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển./.

---------------

1, Klaus Schwab (2016), The Fouth Industrial Revolution, First edition, ISBN: 9781524758868, Crown Business, New York, USA.

2, http://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Cachmang-cong-nghiep-lan-thu-tu-Uu-tien-caicach-the-che-va-doi-moi-giao-duc-10772. 

      

 Th.s Phạm Bích Hoa

                                                   CVC, Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng



Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về “tự phê bình và phê bình” trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” với hoạt động công tác của bản thân


Chi tiết  
Ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay


Chi tiết  
Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới


Chi tiết  
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com