Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1356152
Đang online: 15

          Các bài viết và sưu tầm
Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, các nước Đông Âu và bài học kinh nghiệm về nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng
15/09/2022 1:50:27 CH

Tháng 12/1991, mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ sau 74 năm tồn tại. Có thể coi đây là sự kiện nổi bật nhất, có tác động, ảnh hưởng quan trọng nhất đến mọi diễn biến, quá trình khác trên chính trường quốc tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ này. Trong đó, một trong những nguyên nhân chủ quan quan trọng là nhiều nước đã xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ trong đảng, làm cho đảng cộng sản bị suy yếu, mất sức chiến đấu và dần mất vai trò lãnh đạo vào tay các đảng phái khác và đất nước bị chệch hướng chính trị dẫn tới mất chế độ. Đây là một sai lầm nghiêm trọng, cần được nhận thức sâu sắc để đấu tranh chống lại các luận điệu thù địch đòi xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi đa nguyên chính trị, giúp chúng ta tránh đi vào vết xe đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu.

V.I.Lênin đã đưa ra các nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới trong đó có nguyên tắc tập trung dân chủ. Người cho rằng, tập trung dân chủ là nguyên tắc sống còn của một đảng cách mạng chân chính. Nguyên tắc tập trung dân chủ được ghi trong Điều lệ và được thông qua tại Đại hội IV của Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga năm 1906. Tư tưởng nêu trên của V.I.Lênin đặt nền móng cho việc xây dựng đảng vô sản kiểu mới ở Nga, sau đó đã được các đảng trong Quốc tế Cộng sản thừa nhận bằng việc quy định điều kiện gia nhập Quốc tế Cộng sản là các đảng công nhân phải được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Tuy nhiên, sau khi V.I.Lênin mất đi thì Đảng cộng sản Liên Xô dần xa rời nguyên tắc này.

Cuối thập kỷ 30 của thế kỷ XX, trải qua các cuộc đấu tranh quyết liệt trong Đảng, sau khi đánh bại phái đối lập, thiết lập nên thể chế lãnh đạo tập trung quyền lực cao độ vào cá nhân, không tách Đảng với chính quyền, lấy Đảng thay cho chính quyền đã được thiết lập do Xtalin đứng đầu. Dưới thể chế đó, quyển lực tuyệt đối của cơ quan Đảng thay thế tính tích cực chủ động của quần chúng, đảng viên; chế độ mệnh lệnh thay thế nguyên tắc dân chủ và lãnh đạo tập thể trong Đảng; ban chấp hành được bầu ra đã mất đi quyền lực, cơ quan chấp hành và cơ cấu công tác của trung ương thay thế cho việc thảo luận dân chủ trong Đảng một cách rộng rãi ở những năm 20 của thế kỷ XX; cuối cùng đã xuất hiện việc tập trung quyền lực cao độ vào trung ương đến mức cá nhân chuyên quyền, xuất hiện sùng bái cá nhân. Một loạt kiến nghị về phát huy dân chủ trong Đảng, cải thiện chế độ giám sát cơ quan Đảng và Nhà nước, v.v. của V.I.Lênin ở thời kỳ Chính sách kinh tế mới bị loại bỏ.

Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, tất cả quyển lực kinh tế, chính trị, tư tưởng thực tế tập trung trong tay bộ máy Đảng. Bộ máy Đảng mở rộng hệ thống hành chính - mệnh lệnh, nắm mọi quyển giải quyết các vấn đề của đất nước.

Nguyên Phó Thủ tưởng Vũ Khoan đã từng có thời gian làm tại đại sứ quán Việt Nam ở Liên Xô kể: “Về nhà nước, mặc dù nói là chính quyền thuộc về Xô viết nhưng nền dân chủ xã hội mang nặng tính hình thức. Đi bầu cử chỉ có một phiếu không có số dư, nếu xóa tên ứng cử viên thì phiếu đó không có giá trị; cử tri chỉ việc gấp vào và cho vào hòm phiếu. Các cuộc họp của Xô viết tối cao mà tôi được tham dự nhiều lần biến thành mít tinh, hoàn toàn không có tranh luận, không có chất vấn. Các bài diễn văn trong các phiên họp Quốc hội đều theo khuôn mẫu: một là báo cáo thành tích, sau đó nêu một vài thiếu sót, khuyết điểm và đoạn cuối cùng là xin ngân sách. Khi biểu quyết, thường là 100% đều giơ tay đồng ý tán thành.1

Sự độc quyền quyền lực trong điều kiện thiếu dân chủ đã hủy hoại chất lượng công tác, đạo đức của Ban lãnh đạo Đảng, đồng thời dẫn đến sự coi thường ý kiến nhân dân, dư luận xã hội, đặt Đảng và Nhà nước nằm ngoài sự kiểm soát của nhân dân, biến nhân dân thành đối tượng quản lý, triệt tiêu vai trò chủ thể quyền lực của họ. Trên cơ sở độc quyền nảy sinh các đặc quyền đặc lợi, sự tùy tiện. Một bộ phận cán bộ, đảng viên lợi dụng chức quyền, bóp nghẹt phê bình, vun vén cá nhân, biến chất, tham nhũng, chà đạp luật pháp, tổ chức các hoạt động kinh tế ngầm ở quy mô lớn thuộc nhiều bộ và các nước cộng hòa.2

Năm 1985, Gorbachev được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông ta nhận thấy rõ sự vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ theo hướng tập trung quyền lực cá nhân ở Liên Xô đã kéo dài quá lâu, gây nên tình trạng “thèm khát” dân chủ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Lợi dụng điều đó, Gorbachev  quyết định cải tổ nhưng theo hướng nhằm xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ.

Tháng 7/1990, Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức Đại hội lần thứ 28. Gorbachev khi đọc báo cáo chính trị trước Đại hội đã công khai phê phán nguyên tắc tập trung dân chủ, yêu cầu xóa bỏ nguyên tắc này khỏi điều lệ Đảng. Để rồi, Điều lệ Đảng do Đại hội thông qua lập tức xóa bỏ chiếc chìa khóa vàng này. Thay vào đó, khẩu hiệu “dân chủ hóa” được tán dương, biến thành sự vô tổ chức, cá nhân đứng trên tập thể. Lịch sử ghi lại, nhiều phiên họp Bộ Chính trị, Gorbachev không cần thảo luận, tự đề ra ý kiến rồi coi đó là chỉ thị, nghị quyết của Đảng.3 Khi nguyên tắc then chốt của Đảng không còn, sự lãnh đạo tập trung của Đảng bị phê bình, coi đó là nguyên nhân sự trì trệ của xã hội, khẩu hiệu "dân chủ hoá” bị lợi dụng, biến tướng thành yêu cầu phải đa đảng đối lập, từ sự thống trị của một đảng duy nhất được thay thế bằng chủ nghĩa đa nguyên. Thực tế ở Liên Xô và Đông Âu chứng tỏ đa nguyên, đa đảng là con đường tất yếu dẫn đến diễn biến hòa bình, quyền lãnh đạo của đảng cộng sản dần bị mất vào tay các đảng đối lập, chuyển từ chuyên chính vô sản sang chuyên chính tư sản. Thực chất, Gorbachev đã chuyển từ thái cực vi phạm này sang thái cực vi phạm khác, từ chỗ những người tiền nhiệm quá nhấn mạnh vấn đề tập trung quyền lực sang lối dân chủ vô nguyên tắc, đi ngược nguyên tắc tập trung dân chủ. Từng bước một, Gorbachev đã tước bỏ thứ vũ khí sắc bén nhất của Đảng, biến Đảng Cộng sản hùng mạnh nhất thế giới chỉ còn là cái xác không hồn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khi giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (năm 2002) đã nhận xét: “Những người đòi xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ chứng tỏ họ không hiểu đúng hoặc cố tình xuyên tạc nội dung và bản chất của nguyên tắc này. Họ tưởng đâu như nguyên tắc tập trung dân chủ chỉ là kỷ luật, là tập trung mà quên mất nội dung rất căn bản và quan trọng của nguyên tắc này là dân chủ. Họ dẫn ra những ví dụ (chưa nói là có phần thổi phồng) về sai lầm quan liêu, độc đoán, mất dân chủ của một số người lãnh đạo như: Stalin, Ceaușescu (Romania)... để phê phán và kết tội nguyên tắc tập trung dân chủ mà không biết rằng đấy chính là hậu quả của việc vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ”4. Hậu quả là, “khi Đảng không còn là một khối thống nhất về tổ chức, không còn là một khối thống nhất về hành động, lại mất quần chúng, thậm chí bị quần chúng oán giận, thì sự sụp đổ Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa là tất yếu”.5

Do đó, rút kinh nghiệm sâu sắc từ sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, bài học rút ra là Đảng ta phải thực sự chú trọng công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Về chính trị, tư tưởng, phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, tuyệt đối không cho phép những tư tưởng sai lầm hoặc những tư tưởng tư sản tồn tại công khai trong Đảng. Đảng phải xây dựng được cương lĩnh chính trị phù hợp với thực tiễn đất nước và thời đại. Về tổ chức, phải triệt để thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ, kiên quyết không cho phép sự tồn tại của các phe phái đối lập, đảng chính trị đối lập, tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, đồng thời thường xuyên trau dồi, rèn luyện năng lực trí tuệ và giữ vững phẩm chất đạo đức của cán bộ đảng viên. Đảng phải thực sự tiêu biểu cho danh dự, lương tâm, trí tuệ của dân tộc; đủ năng lực đưa ra những quyết sách đúng đắn, kịp thời để định hướng cho hoạt động của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nói chung. Từ đó, Đảng mới có thể giữ vững được sự thống nhất cao độ về chính trị, tư tưởng và hành động, giữ được vai trò lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung, quá trình đổi mới, cải tổ, cải cách nói riêng. Thực tiễn hơn 35 năm đổi mới ở Việt Nam cho thấy xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là khâu then chốt, là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới./

==========

1 Vũ Khoan (2018), “Cách mạng tháng Mười Nga – 100 năm nhìn lại”, 100 năm cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa xã hội hiện thực (1917-2017) giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.64.

2 Nguyễn Ngọc Long (chủ biên) (2010), “Chủ nghĩa Mác – Lênin với vận mệnh và tương lai của chủ nghĩa xã hội hiện thực”, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, Tr.149.

3 http://baoquankhu4.com.vn/emagazine/bai-2-khi-then-chot-cua-then-chot-bi-gai-chot.html

4 Hội đồng Lý luận Trung ương, “Vững bước trên con đường đã chọn”, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, năm 2002, tr.202 và tr.205-206.

5 Vũ Hữu Ngoạn: Vì sao Liên Xô và Đảng Cộng sản Liên Xô lại tan vỡ bất ngờ và quá nhanh?, in trong Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Nguyên nhân sụp đổ và bài học kinh nghiệm, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.26.

Ths. Quách Đỉnh Phúc

Giảng viên khoa Lý luận cơ sở



Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới


Chi tiết  
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp


Chi tiết  
Đảng bộ huyện Kim Sơn làm tốt công tác dân vận


Chi tiết  
Công tác thi hành pháp luật trên địa bàn huyện Gia Viễn và một số kiến nghị


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com