Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1369051
Đang online: 16

          Các bài viết và sưu tầm
Một số giải pháp giảm nghèo bền vững trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19
04/05/2022 8:13:01 SA

Giảm nghèo bền vững là mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới đất nước. Đại hội  XIII khẳng định: “đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn dưới 3%; nhà ở xã hội được quan tâm; đã hoàn thành các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ; trong có nhiều mục tiêu về giảm nghèo, y tế, giáo dục hoàn thành trước thời hạn, được đánh giá là điểm sáng; đang tích cực triển khai thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030(1). Tuy nhiên, “giảm nghèo chưa bền vững, chưa có giải pháp hữu hiệu để xử lý vấn đề phân hóa giàu – nghèo, gia tăng bất bình đẳng về thu nhập, kiểm soát và xử lý các mâu thuẫn, xung đột xã hội”(2). Đặc biệt, các đợt đại dịch COVID-19 kéo dài liên tục đã ảnh hưởng lớn đến công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Những năm qua, công tác giảm nghèo bền vững đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: hàng chục triệu hộ nghèo đã thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả; nhiều địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn và đạt chuẩn nông thôn mới. Tính đến cuối năm 2021, cả nước có 32 huyện, 125 xã đã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 125 xã và 1.298 thôn hoàn thành chương trình 135; 24.000 công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư; hơn 13 nghìn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả với trên 2,2 triệu hộ hưởng lợi; 5.500 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài(3). Nếu năm 1993, tỉ lệ hộ nghèo cả nước là 58,1%  thì năm 2021 chỉ còn 2,23%(4).

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác giảm nghèo bền vững trong thời gian vừa qua còn một số những hạn chế nhất định, nguy cơ tái nghèo còn cao. Đặc biệt, sự tác động của  các đợt dịch Covid-19 từ năm 2021 đến nay, đã khiến thu nhập của các hộ gia đình, người lao động, trong đó có người nghèo bị sụt giảm đáng kể, dẫn đến sự gia tăng nghèo tạm thời về thu nhập và đẩy các hộ nghèo giảm sâu hơn vào tình trạng nghèo thu nhập. Nước ta vẫn còn hơn 609 nghìn hộ nghèo, 850 nghìn hộ cận nghèo. Trong đó, Hà Giang với trên 34,8 nghìn hộ nghèo (tỷ lệ 18,54%), trên 24,5 nghìn hộ cận nghèo (13,04%,); tương tự Cao Bằng có trên 23,6 nghìn hộ nghèo (18,36% ), trên 21 nghìn hộ cận nghèo (16,34%,); Điện Biên có trên 36,9 nghìn hộ nghèo (27,33% ), trên 5,3 nghìn hộ cận nghèo (1,45%,); Quảng Ngãi với trên 21 nghìn hộ nghèo (5,67% ), trên 12,5 nghìn hộ cận nghèo (9,29%,) và Đắc Lắc với trên 31,5 nghìn hộ nghèo (6,34% ), trên 34,8 nghìn hộ cận nghèo (7,01%,)…(5). Bước sang năm 2022, theo chuẩn nghèo đa chiều được quy định tại Nghị định số 27/2021/NĐ-CP, ngày 27/01/2021 của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự kiến cả nước sẽ có khoảng 16,6% hộ dân có thu nhập dưới chuẩn nghèo (gần 4,5 triệu hộ, tương ứng với 17 triệu người) (6)

Giai đoạn 2021 – 2025, để thực hiện thắng lợi mục tiêu tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, phấn đấu đến năm 2030, cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp giảm nghèo bền vững sau:

Thứ nhất,  tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030

Cần tiếp tục quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 2/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, lãnh đạo các cấp, các ngành và Nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác giảm nghèo.

 Đổi mới hơn nữa nội dung thông tin, tuyên truyền, bảo đảm thiết thực, hiệu quả để Nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và tin tưởng thực hiện chính sách giảm nghèo; nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến, đồng thời khơi dậy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng. Phát huy vai trò tích cực của già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng.

Hai là, tiếp tục hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững từ trung ương đến địa phương

Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 theo Quyết số 90/QQ-TTg, ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Cần xây dựng chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo học nghề, vay vốn giải quyết việc làm tại chỗ. Trên cơ sở định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhu cầu lao động trong các cơ sở doanh nghiệp trên địa bàn để dạy nghề cho hộ nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo có việc làm, tăng thu nhập. Khuyến khích xuất khẩu lao động đối với con em hộ nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện gắn kết giữa hai Chương trình mục tiêu quốc gia (giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mớ)i để tăng cường các dịch vụ xã hội; có biện pháp để thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Hướng dẫn các xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản, hộ gia đình thoát nghèo, sản xuất giỏi, làm kinh tế giỏi tiêu biểu; vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay về giảm nghèo bền vững.

Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần có nhiều hình thức để tiếp tục khơi dậy tinh thần “tương thân tương ái”, “nhường cơm xẻ áo” vận động các đơn vị, tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đồng hành ủng hộ nhằm, tạo nguồn lực quan trọng để giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn do bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19.

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo

Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, cùng theo dõi, giám sát quá trình triển khai thực hiện để đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chương trình giảm nghèo bền vững đề ra.

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều phối về giảm nghèo các cấp theo hướng tập trung, thống nhất đầu mối quản lý; tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện công tác giảm nghèo; có chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, nhiệt tình về công tác tại vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn. Xây dựng cơ sở dữ liệu về giảm nghèo, tăng cường cung cấp thông tin, giúp người nghèo kết nối với thị trường lao động, thị trường hàng hóa...

Thứ tư, kết hợp đầu tư từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội hợp pháp khác phục vụ hiệu quả công tác giảm nghèo

Tiếp tục rà soát, thực hiện hiệu quả các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo; ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội hợp pháp khác phục vụ hiệu quả công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội tại các địa phương; quan tâm hỗ trợ, chăm sóc người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế trong xã hội, nhất là những người nghèo bị ảnh hưởng, tác động bởi thiên tai, đại dịch COVID-19.

Nhà nước cần tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư cho địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Có chính sách hỗ trợ người dân tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch vệ sinh thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là đường giao thông, điện lưới để kết nối với các khu vực trung tâm, vùng động lực phát triển. Ưu tiên đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động thuộc hộ nghèo, lao động người dân tộc thiểu số; tạo điều kiện cho lao động thuộc hộ nghèo, lao động người dân tộc thiểu số làm việc tại các doanh nghiệp, hỗ trợ điều kiện sinh kế tạo việc làm tại chỗ gắn với chuỗi giá trị.

Như vậy, trong thời gian tới đối với cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững; xác định giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Tài liệu tham khảo:

(1); (2) Đảng Cộng sản Việt Nam (2020), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tập 1, Nxb CTQG-Sự thật, Hà Nội, tr67; tr85;

(3); Xóa đói giảm nghèo - điểm sáng trong bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam, tạp chí Quốc phòng toàn dân, ngày 08/12/2021;

(4); (5) Nghị định số 27/2021/QĐ-CP, ngày 27/01/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, công bố kết quả và rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021;

(6). https: //tgpl.moj.go.vn/chuanngheodachieugiaidoan 2021- 2025.

 

                                                            Ths.  Đinh Thị Minh

                                                          Giảng viên  Khoa Lý luận cơ sở



Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay


Chi tiết  
Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới


Chi tiết  
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp


Chi tiết  
Đảng bộ huyện Kim Sơn làm tốt công tác dân vận


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com