Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1367311
Đang online: 15

          Các bài viết và sưu tầm
Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình theo Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 28/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
22/02/2022 10:03:11 SA

Nguồn nhân lực của một quốc gia (hay của một ngành, địa phương) là tổng thể số lượng và chất lượng con ng­ười (bộ phận hiện có và bộ phận tiềm tàng) với tổng hòa các tiêu chí về trí lực (trình độ, trí tuệ), thể lực (sự dẻo dai, khả năng chống lại bệnh tật...) và tâm lực (những phẩm chất đạo đức, tinh thần thái độ) tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.(1)

Dân số trung bình năm 2021 của tỉnh Ninh Bình đạt 1.007,6 nghìn người, tăng 1,4% (+13,6 nghìn người) so với năm 2020, chia ra: dân số nam 502,8 nghìn người, chiếm 49,9%; dân số nữ 504,8 nghìn người, chiếm 50,1%; dân số thành thị 216,5 nghìn người, chiếm 21,5%; dân số nông thôn 791,1 nghìn người, chiếm 78,5%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh năm 2021 ước tính 568.5 nghìn người, tăng 0,9% so với năm trước. Chia ra, khu vực thành thị 106,8 nghìn người, chiếm 18,8%; khu vực nông thôn 461,7 nghìn người, chiếm 81,2%. Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế sơ bộ năm 2021 đạt 556,6 nghìn người, giảm 0,1% so với năm 2020. Chia ra: lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 160,5 nghìn người, tăng 0,3%; lao động ngành công nghiệp, xây dựng 218,4 nghìn người, giảm 0,1%; lao động ngành dịch vụ 177,7 nghìn người, giảm 0,3%.(2)

Nhận thức việc phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng trong tình hình mới hội nhập quốc tế, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Sau khi Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 28/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được ban hành và Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Tỉnh ủy Ninh Bình đã xây dựng Kế hoạch số 111-KH/TU, ngày 31/7/2018 để triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 23/KH-UBND ngày 14/3/2017 tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Qua 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội, công tác phát triển nguồn nhân lực, nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã được lồng ghép thực hiện có hiệu quả. Đến hết năm 2020 có 10/11 mục tiêu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; trong đó, 04 mục tiêu vượt chỉ tiêu đề ra, 06 mục tiêu đạt chỉ tiêu, cụ thể như sau: số dược sỹ/1 vạn dân là 2,29 (vượt); số bác sỹ/1 vạn dân là 12,5 (vượt); cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn theo quy định là 100% (vượt); cán bộ, công chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc theo quy định là 91% (vượt); tỷ lệ lao động được đào tạo nghề là 55% (đạt), trong đó số lao động được đào tạo là 85.000 lao động; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi là 12 (đạt); cán bộ, công chức cấp xã có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp lý luận chính trị trở lên là 100% (đạt), trong đó cán bộ chủ chốt Đảng, chính quyền dưới 50 tuổi có trình độ đại học là 100% (đạt); lãnh đạo cấp phòng và tương đương cấp huyện, cấp tỉnh có trình độ trung cấp lý luận chính trị-hành chính trở lên là 100% (đạt); số người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên là 30% (đạt); các trường học thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất đảm bảo chuẩn chất lượng là 100% (đạt).(3)

Từ những kết quả đạt được cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh từng bước được nâng lên, dần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực của tỉnh cơ bản duy trì được tốc độ phát triển hợp lý về mặt số lượng và chất lượng. Cơ cấu nguồn nhân lực có sự chuyển dịch tích cực theo ngành, lĩnh vực có thế mạnh của địa phương (lao động trong khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 41,58% năm 2016, xuống còn 30,3% năm 2020; công nghiệp - xây dựng từ 31,03% năm 2016 tăng lên 37,6% vào năm 2020; thương mại, dịch vụ từ 27,39% năm 2016 tăng lên 32,1% vào năm 2020).

Công tác cán bộ đã bám sát các quan điểm, nguyên tắc của Đảng, ngày càng đi vào nền nếp. Đào tạo nghề cho lao động trực tiếp được quan tâm, tay nghề và đạo đức, văn hóa người lao động được nâng lên, có khả năng tiếp cận khoa học - công nghệ, góp phần tăng năng suất lao động. Vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp liên tục giảm và là một trong số ít tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp thấp so với tỷ lệ chung của cả nước (cả nước là 2,52%, Ninh Bình là 1,37%). Thu nhập bình quân của người lao động đạt 64,91 triệu đồng/năm, tăng 54% so với năm 2015.(4)

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chú trọng, chất lượng cuộc sống của người dân ngày một nâng cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe Nhân dân, giáo dục và dạy nghề tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cấp theo hướng hiện đại. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, phòng chống dịch bệnh được thực hiện có hiệu quả. Tuổi thọ bình quân của tỉnh Ninh Bình đạt 74,2 tuổi cao hơn so với bình quân cả nước 73,7 tuổi.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU còn một số tồn tại, hạn chế: thiếu chuyên gia, cán bộ quản lý doanh nghiệp, quản lý công nghệ giỏi; thiếu kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề để đáp ứng yêu cầu sản xuất, thu hút đầu tư. Phát triển đội ngũ nhân lực, đặc biệt nhân lực khoa học công nghệ có trình độ kỹ thuật, kỹ năng cao làm chủ được khoa học công nghệ tiên tiến tại các doanh nghiệp còn yếu. Đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, mới chỉ tập trung đào tạo đại trà, ngắn hạn chưa đủ điều kiện đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao; cơ cấu ngành, nghề đào tạo lao động còn thiếu so với yêu cầu của nền kinh tế và của thị trường lao động. Công tác dự báo nguồn nhân lực chưa kịp thời, thiếu chính xác; công tác định hướng nghề nghiệp, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập. Xã hội hóa đầu tư phát triển cho lĩnh vực giáo dục - dạy nghề và y tế chưa cao. Một số chỉ tiêu phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình không đạt mục tiêu đề ra và không còn phù hợp với tình hình thực tiễn như: tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65% thấp hơn mức đề ra trong Nghị quyết 06 là 15%; chính sách thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ cao theo Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 15/12/2011 của HĐND tỉnh đã bị bãi bỏ do không phù hợp với các quy định của Trung ương.

Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế là do sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội với doanh nghiệp trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chưa chặt chẽ; hệ thống thông tin dữ liệu lao động, việc làm của tỉnh chưa đầy đủ, công tác định hướng, quy hoạch và phân luồng đào tạo còn nhiều bất cập; đào tạo chưa gắn với nhu cầu xã hội.

Nhân lực là yếu tố quyết định đến thành công và tiến bộ của mỗi quốc gia, trong đó trình độ phát triển nguồn nhân lực là thước đo chủ yếu đánh giá mức độ tiến bộ xã hội, công bằng và phát triển bền vững. Do vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh trong thời gian tới cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nguồn nhân lực

Các cấp ủy đảng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết, tuyên truyền về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phát triển nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổ chức tuyên truyền và định hướng nghề nghiệp đối với người dân, chú trọng đối tượng học sinh, sinh viên; khẳng định đào tạo để có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động là cơ hội để phát triển bản thân, tăng khả năng có việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống. Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nâng cao ý thức học và tự học, học tập suốt đời, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tốt hơn công việc được giao; tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong mọi hoạt động lao động, sản xuất.

Thứ hai, đổi mới công tác quản lý nhà nước về sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực

Thường xuyên rà soát, đánh giá chất lượng nhân lực; nâng cao năng lực hệ thống dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động, gắn với đẩy mạnh giải quyết việc làm. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, các công cụ phát triển nhân lực về phát triển thị trường lao động, chính sách lao động - việc làm, bảo hiểm, chính sách xã hội, nhà ở.

Xây dựng, ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao (các chuyên gia, cán bộ khoa học kỹ thuật có chuyên môn cao) đến làm việc tại tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dự nguồn, lãnh đạo quản lý, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiếu số; nhất là cán bộ trẻ, bảo đảm yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh quy định trước khi bố trí, đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử và bảo đảm tính kế thừa, phát triển của đội ngũ cán bộ.

Thứ ba, phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới giáo dục nghề nghiệp

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề phù hợp với điều kiện phát triển và quy hoạch của địa phương. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục mũi nhọn và chất lượng dạy nghề tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, xây dựng hệ thống trường chất lượng cao ở các bậc học. Chú trọng công tác hướng nghiệp, phân luồng, liên thông trong giáo dục, đào tạo gắn với nhu cầu xã hội.

Đa dạng hóa các hình thức học tập, ứng dụng hiệu quả công nghệ số, từng bước hoàn thiện tài nguyên số phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu. Đổi mới nội dung, hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cần tập trung theo hướng các ngành nghề mà tỉnh thu hút đầu tư, đáp ứng nhu cầu lao động cho các dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh, góp phần giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, xây dựng nông thôn mới.

            Thứ tư, nâng cao thể lực và tầm vóc nguồn nhân lực

Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 theo Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung củng cố hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm mọi người dân có thể tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế, nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh; thực hiện tốt công tác phòng, chống suy dinh dưỡng, đuối nước ở trẻ em; quan tâm chăm sóc sức khỏe học đường cho học sinh, bảo đảm có sức khỏe tốt khi trưởng thành, nâng cao tuổi thọ. Xây dựng mô hình bác sĩ gia đình, đội ngũ cán bộ, viên chức y tế tuyến cơ sở có đủ năng lực chuyên môn thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhất là tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc.

Tập trung xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, phát triển thể dục, thể thao toàn dân để tăng cường sức khỏe của Nhân dân, đồng thời làm cơ sở phát triển thể dục, thể thao thành tích cao. Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống thiết chế văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân.

Thứ năm, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phát triển ngành nghề tạo việc làm để thu hút nguồn nhân lực

Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; từng bước đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành, lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao gắn với bảo vệ môi trường, trong đó ưu tiên những ngành nghề, lĩnh vực như: công nghiệp điện tử; công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, công nghiệp phụ trợ; vật liệu mới; công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp và dịch vụ du lịch... Mở rộng hợp tác kinh tế, tạo chuỗi liên kết ngành, vùng, liên vùng và quốc tế. Phát triển các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện để khơi thông các nguồn lực cho phát triển; quan tâm, tạo điều kiện cho các tập đoàn kinh tế quy mô lớn, có tiềm lực mạnh hoạt động có hiệu quả và tăng sức cạnh tranh.

Thứ sáu, đa dạng hóa các nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác trong đào tạo và phát triển khoa học công nghệ theo hướng đổi mới sáng tạo

Đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp thông qua các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ về đất đai và ưu đãi tín dụng... để tranh thủ tối đa các nguồn vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực; lồng ghép mục tiêu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các chương trình, dự án. Hằng năm, cân đối, bố trí ngân sách nhà nước hợp lý phát triền nguồn nhân lực. Tăng cường phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và nước ngoài để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi, hợp tác về đào tạo, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, sử dụng nhân lực.

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, để “Xây dựng Ninh Bình thành trung tâm du lịch của cả nước; phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh phát triển trung bình khá, đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của khu vực đồng bằng sông Hồng”(5), toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Ninh Bình đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện tốt khâu đột phá “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”(6) đã được Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020- 2025 đề ra./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

(1) Nguyễn Tử Hoài Sơn: Chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình hiện nay, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị, H, 2018, tr.38.

(2) Cục Thống kê Ninh Bình: Báo cáo số 383 /BC- CTK về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình năm 2021, ngày 28/12/2021.

(3,4) Tỉnh ủy Ninh Bình: Báo cáo  số 110-BC/TU sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 28/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, ngày 21/10/2021.

(5,6) Tỉnh ủy Ninh Bình: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, 2020, tr.84, tr.87.

(7) Tỉnh ủy Ninh Bình: Kết luận số 92 - KL/TU về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 28/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy,  ngày 21/10/2021.

                                       Th.s Đinh Thị Tuyết Nhung

                                                 Giảng viên chính Khoa Nhà nước và pháp luật



Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay


Chi tiết  
Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới


Chi tiết  
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp


Chi tiết  
Đảng bộ huyện Kim Sơn làm tốt công tác dân vận


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com