Nghiên cứu khoa học > Các bài viết và sưu tầm   
           Nghiên cứu khoa học
Skip Navigation Links.

          Hỗ trợ online
 Liên hệ

          Liên kết website






          Thống kê sử dụng
Đã truy cập: 1369580
Đang online: 22

          Các bài viết và sưu tầm
Chất lượng sinh hoạt chi bộ ở các chi bộ thôn, xóm trực thuộc Đảng ủy xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay
23/09/2016 9:08:28 SA

Sinh hoạt chi bộ là hình thức hoạt động cơ bản, thường xuyên của các chi bộ, được ghi nhận tại Điều 24 của Điều lệ Đảng. Thông qua sinh hoạt chi bộ sẽ phản ánh năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ. Bởi vậy, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Hiện nay, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình có 3.115 chi bộ trực thuộc đảng ủy, trong đó có 1.934 (1) chi bộ trực thuộc Đảng ủy xã. Với chức năng là hạt nhân chính trị, lãnh đạo các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong việc phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nông thôn giàu đẹp, văn minh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân… Vì vậy, để đảm bảo vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với đời sống xã hội ở cơ sở thì một trong những biện pháp quan trọng đó là tổ chức các buổi sinh hoạt chi bộ định kỳ hoặc đột xuất.

Qua thực tế tìm hiểu ở một số đảng bộ cơ sở và trực tiếp là các chi bộ trực thuộc đảng ủy các xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, chúng tôi có chung một nhận xét đó là: Những năm gần đây, trên cơ sở Hướng dẫn số 09-HD/BCHTW, ngày 2/3/2012 của Ban Chấp hành Trung ương, các cấp ủy đảng đã triển khai và có hướng dẫn cụ thể về nội dung, cách thức sinh hoạt chi bộ cho các TCCSĐ và chi bộ trực thuộc. Hầu hết các chi bộ đều thực hiện tương đối tốt chế độ sinh hoạt định kỳ, chất lượng sinh hoạt chi bộ từng bước được nâng lên như: Nội dung sinh hoạt được chuẩn bị chu đáo, thiết thực sát với tình hình thực tiễn của địa phương; việc điều hành của nhiều đồng chí Bí thư chi bộ đảm bảo đúng quy trình, quy định đồng thời khuyến khích đảng viên, nhất là đảng viên trẻ mạnh dạn tham gia ý kiến; việc kết luận nội dung sinh hoạt của Bí thư chi bộ ngắn gọn, cụ thể rõ người, rõ việc... Nhờ đó, cơ bản đã khắc phục được tình trạng đơn điệu, nhàm chán trong sinh hoạt, phát huy dân chủ, trí tuệ của đảng viên, khẳng định được trò hạt nhân lãnh đạo của các chi bộ trong lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương.

Đặc biệt, việc phân công đảng viên của chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn xuống dự sinh hoạt chi bộ thôn, xóm theo tinh thần của Kết luận số 21-KL/TU ngày 17/7/2014 của Tỉnh ủy Ninh Bình về “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng” đã có tác dụng tích cực đến chất lượng các buổi sinh hoạt chi bộ, nội dung, hình thức sinh hoạt đa dạng, phong phú hơn. Các ý kiến phát biểu của các đảng viên sôi nổi và có tính chiến đấu cao hơn, nhất là huy động được trí tuệ, kinh nghiệm của cán bộ cấp xã vào việc bàn và giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, nổi cộm trên địa bàn. Đồng thời, đảng viên là công chức cấp xã về dự sinh hoạt với chi bộ thôn, xóm bên cạnh việc nắm bắt tình hình hoạt động của chi bộ, của nhân dân còn nâng cao được năng lực thực tiễn và đặc biệt là nâng cao được tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, công chức xã.

Với những đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt của các chi bộ thôn, xóm trong những năm gần đây đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh: Năm 2015 số chi bộ thôn, xóm trực thuộc đảng bộ xã đạt trong sạch vững mạnh chiếm 50,8%, trong đó đạt trong sạch vững mạnh, tiêu biểu là 12 %; Hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 43,2% (2). Đặc biệt, nhiều chi bộ đã phát huy được vai trò “hạt nhân” lãnh đạo chính trị ở cơ sở; lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện tốt sự chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên; nâng cao nhận thức, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Hiệu quả lãnh đạo của các chi bộ ngày một nâng cao và được thể hiện rõ nét trong phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới. Tính đến hết năm 2015, toàn tỉnh Ninh Bình đã có 40 xã về đích nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân củng cố tạo niềm tin của nhân dân với Đảng và các cấp chính quyền.

Tuy nhiên, bên cạnh những chi bộ quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt thì ở một số chi bộ, chất lượng sinh hoạt vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định:

+ Việc chuẩn bị nội dung sinh hoạt ít được quan tâm dẫn đến tình trạng nội dung sinh hoạt đơn điệu, kéo dài, tính chiến đấu yếu.

+ Một số Bí thư chi bộ chưa thực hiện nghiêm các văn bản hướng dẫn của các cấp ủy đảng cụ thể là Hướng dẫn số 09 –HD/BTCTW, ngày 2/3/2012 của Ban Tổ chức Trung ương, nên trong buổi sinh hoạt đôi khi không theo trình tự; thiếu sự đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên một số mặt: công tác tư tưởng, lãnh đạo đoàn thể, công tác xây dựng tổ chức đảng; việc đề ra các nhiệm vụ và giải pháp trong tháng kế tiếp còn chung chung …

+ Công tác điều hành của Bí thư lúng túng do đó trong quá trình triển khai sinh hoạt chi bộ chưa định hướng ý kiến phát biểu của cán bộ, đảng viên vào các vấn đề trọng tâm của chi bộ.

+ Sinh hoạt định kỳ chưa gắn với việc đánh giá kết quả học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của cán bộ đảng viên; sinh hoạt chuyên đề mới dừng lại ở việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chưa có nhiều chủ đề sát với thực tiễn của địa phương đơn vị.

+ Nhiều đảng viên dự sinh hoạt không có sổ ghi chép, không nắm được nội dung Bí thư triển khai, do đó phát biểu ý kiến lan man, không trọng tâm.

+ Tình trạng đảng viên đi làm xa quê, nhưng lại chưa chuyển sinh đảng tạm thời đến nơi cư trú, dẫn đến vắng mặt trong các buổi sinh hoạt chi bộ ít nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt, nhất là việc ra nghị quyết và thực hiện nghị quyết tại cơ sở.

Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là vai trò của cấp uỷ, của bí thư chi bộ chưa cao, chưa biết động viên, khơi dậy, phát huy sức mạnh tổng hợp của chi bộ. Có đồng chí bí thư chi bộ năng lực, trình độ hạn chế, do đó việc nắm bắt chủ trương, nghị quyết của cấp uỷ cấp trên không chắc, dẫn đến lúng túng trong việc vận dụng, triển khai thực hiện. Công tác tự phê bình và phê bình còn mang tính hình thức, chất lượng thấp. Nhiều chi bộ tuổi đời trung bình của đảng viên cao, đa phần là nghỉ hưu. Đây là nguyên nhân khiến cho không ít chi bộ tuy đông đảng viên nhưng chất lượng lãnh đạo vẫn thấp. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ hạn chế dẫn đến hoạt động của các đoàn thể quần chúng kém hiệu quả.

Để tiếp tục phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong sinh hoạt của các chi bộ thôn, xóm hiện nay cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, các cấp ủy đảng cơ sở cần tiếp tục quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư; Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và thực hiện đồng bộ các giải pháp được nên trong Kết luận số 21-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. Đồng thời xây dựng kế hoạch, mở lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác đảng, cập nhật kiến thức công tác xây dựng đảng để nâng cao trình độ cho đội ngũ cấp ủy, nhất là đội ngũ Bí thư chi bộ; rèn kỹ năng điều hành sinh hoạt chi bộ theo phương pháp “cầm tay, chỉ việc”.

Hai là, Đảng ủy các xã phân công các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, Đảng ủy viên thường xuyên sâu sát và dự sinh hoạt với các chi bộ; lãnh đạo, chỉ đạo các chi bộ tăng cường sinh hoạt chuyên đề trong đó có thể lựa chọn những chủ đề như: Chuyên đề về xây dựng nông thôn mới; chuyên đề về sản xuất vụ đông; dồn điền, đổi thửa, gắn với chỉnh trang đồng ruộng; vệ sinh môi trường, nước sạch nông thôn; thực hiện quy chế dân chủ; nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; công tác phát triển đảng viên, chỉ đạo các hoạt động của đoàn thể; vận động nhân dân góp công, góp của làm đường giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới…

Ba là, duy trì chế độ sinh hoạt định kỳ theo đúng quy định Điều lệ Đảng,  Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương; bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu để chi bộ thực sự là nơi quản lý, giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng cán bộ, đảng viên. Nội dung sinh hoạt phải bám sát sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy cấp trên, gắn sát với thực tế của thôn, xóm cụ thể, thiết thực.

Bốn là, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt chi bộ, mọi vấn đề phải được công khai, minh bạch, dân chủ bàn bạc với tinh thần thống nhất cao, chống mọi biểu hiện quan liêu, bè phái, cục bộ; thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng xuê xoa, nể nang trong sinh hoạt đảng, đảm bảo đánh giá chất lượng chi bộ, chất lượng đảng viên thực chất, khách quan.

Năm là, các cấp ủy đảng chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, tăng cường các cuộc kiểm tra, giám sát việc chấp hành nề nếp, chế độ sinh hoạt của chi bộ định kỳ; phải xây dựng kế hoạch kiểm tra về chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của chi bộ; kiểm tra nội dung sinh hoạt của chi bộ để kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm khắc phục những hạn chế, thiếu sót.

Sáu là, đối với đảng viên đi làm ăn xa, chi bộ cần hướng dẫn để các đồng chí chuyển sinh hoạt đảng tạm thời đến nơi tạm trú, khắc phục tình trạng thiếu vắng trong các buổi sinh hoạt đảng.

Trong giai đoạn hiện nay, các chi bộ cần tiếp tục đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng sinh hoạt chi bộ để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ; đảm bảo tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu trong sinh hoạt, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng; tiếp tục xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững về chính trị, tư tưởng, mạnh về tổ chức, giữ vững vai trò lãnh đạo trong sự nghiệp đổi mới.

 

Ghi chú:

 (1), (2): Theo báo cáo đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng năm 2015 của Ban tổ chức Tỉnh ủy Ninh Bình


                                                       Quách Thị Cúc

                                                  Khoa: Xây dựng Đảng



Các nghiên cứu khoa học   các bài viết và sưu tầm   khác  

Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về “tự phê bình và phê bình” trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” với hoạt động công tác của bản thân


Chi tiết  
Ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay


Chi tiết  
Ninh Bình tăng cường công tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới


Chi tiết  
Một số vấn đề cần lưu ý khi soạn, giảng bài 9 “Cải cách hành chính ở cơ sở” phần Quản lý hành chính nhà nước, chương trình Trung cấp lý luận chính trị


Chi tiết  
Từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc của thanh niên Nguyễn Tất Thành đến “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” trong văn kiện Đại hội XIII


Chi tiết  
Ninh Bình: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 05 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới


Chi tiết  
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - Bước ngoặt của chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực


Chi tiết  
Tập thể lớp TCLL tập trung K11 tự hào khi được là học viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
Cũng như nhiều công chức, viên chức trẻ khác, nỗ lực để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành học viên của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình là mong ước, là mục tiêu phấn đấu của 41 học lớp lớp TCLL tập trung K11 chúng em.



Chi tiết  
Hiệu quả từ Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa trường đảng ở Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chính trị chuẩn mức 1


Chi tiết  
Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp


Chi tiết  

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

          Tìm kiếm nhanh
Từ ngày
Đến

          Thư viện ảnh



       Ngày nhà giáo 20/11/2023






          .....

Trang thông tin điện tử trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ
: Phường Bích Đào - Thành Phố Ninh Bình. Điện thoại: (0229) 3 871 141
 Email: truongchinhtri.tnb@gmail.com hoặc daotaonb@gmail.com